Bí quyết viết kịch bản tổ chức sự kiện độc đáo và hấp dẫn

Kịch bản tổ chức sự kiện luôn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của mỗi chương trình. Thế nhưng, nhiều người vẫn không biết nên làm như thế nào để xây dựng nó một cách độc đáo, hấp dẫn nhất. Bài viết dưới đây của sẽ chia sẻ tới bạn một vài bí quyết hữu ích để làm được điều đó.

Anh Lê Nam - chuyên gia ý tưởng công ty Vietnam Events chia sẻ: “Thông thường, các chương trình được xây dựng dựa vào từng yêu cầu cụ thể của khách hàng. Tuy nhiên, hầu hết nó phải đáp ứng được yêu cầu phù hợp với nội dung và có thể truyền tải trọn vẹn mọi thông điệp mà doanh nghiệp hướng đến cho khách mời”.

Vai trò của kịch bản trong tổ chức sự kiện

Đây chính là mạch nối giúp cho toàn bộ chương trình được diễn ra mạch lạc, xuyên suốt và thành công. Các chuyên gia nói rằng, nó chính là kim chỉ nam cho tất cả bộ máy vận hành, thực hiện chương trình diễn ra theo đúng kế hoạch. Đặc biệt, là trong các chương trình có quy mô tổ chức lớn, vai trò của kịch bản càng được thể hiện rõ ràng hơn khi:

  • Chỉ dẫn các bộ phận phối hợp vận hành sự kiện dễ dàng hơn.
  • Định hình chương trình mạch lạc theo đúng trình tự thời gian 
  • Đảm bảo cho quá trình tổ chức buổi lễ được diễn ra theo đúng kế hoạch.
  • Ước lượng được thời gian cho từng nội dung chương trình.
  • Tối ưu hóa, sử dụng nguồn lực nhân sự, thiết bị trong chương trình.

Kịch bản sự kiện giúp chỉ dẫn các bộ phận phối hợp vận hành dễ dàng hơn

Kịch bản là mạch nối giúp cho toàn bộ chương trình được diễn ra mạch lạc

Bí quyết viết sao cho độc đáo và hấp dẫn?

Để sở hữu một kịch bản tổ chức sự kiện mang lại giá trị thì người thực hiện cần nắm vững tâm lý khách hàng cũng như thành thạo một số phương pháp và yêu cầu dưới đây:

Phương pháp 5W1H 

Ứng dụng phương pháp 5W1H sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề: 

  • Mục đích của chương trình/buổi lễ
  • Thông điệp chính của chương trình
  • Đối tượng tham gia
  • Thời điểm diễn ra
  • Địa điểm tổ chức 

Ngoài ra, phương pháp 5W1H còn cho phép người viết trả lời các vấn đề trên dựa trên yếu tố ngân sách để tránh rơi vào tình trạng xây dựng ý tưởng quá tốn kém trong khi ngân sách thì thiếu hụt.

Người thực hiện cần nắm vững tâm lý khách hàng cũng như thành thạo một số phương pháp như 5W1H

Phương pháp 5W1H còn cho phép người viết trả lời các vấn đề về chủ đề, mục đích, thời gian...

Phân loại chương trình

Mỗi một chương trình đều có mục đích và thông điệp riêng. Thường sẽ có 2 cách phân loại như sau: 

  • Phân theo loại hình: Các loại hình sự kiện phổ biến nhất nhất hiện nay gồm có: khai trương, hội nghị - hội thảo, lễ tri ân, giới thiệu sản phẩm mới, teambuilding,...
  • Phân loại theo mục đích: thì sẽ có 3 loại kịch bản là: nội dung chính và tên người giám sát (tổng quát), dẫn chương trình (MC) và bản hướng dẫn kỹ thuật viên điều tiết âm thanh - ánh sáng theo nội dung chương trình.

Có 2 cách phân loại là theo loại hình sự kiện và theo mục đích kịch bản

Mỗi một chương trình đều có mục đích và thông điệp riêng

Những yêu cầu khác

Nội dung kịch bản cần đảm bảo đầy đủ những yêu cầu như sau:

  • Đủ kết cấu 3 phần gồm: Khai mạc, nội dung chính và bế mạc. 
  • Cung cấp đầy đủ thông tin chủ đề, ý tưởng và thông điệp chương trình
  • Đáp ứng đúng, đủ với thời lượng cho phép để chương trình tránh sự nhàm chán do quá dài hoặc sơ sài do quá ngắn. 
  • Các chủ đề được sắp xếp logic và có sự liên kết với nhau để khơi gợi trí tò mò của người tham dự. Điều này sẽ giúp chương trình mang đến sự hào hứng để mọi người ở lại với buổi lễ một cách trọn vẹn nhất. 
  • Nên lồng ghép những chi tiết mang tính độc đáo - mới lạ 

Trên đây chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về vai trò cũng như cách viết kịch bản tổ chức sự kiện sao cho hấp dẫn, thú vị. Có thể khẳng định rằng đây là nền tảng cốt lõi quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi một chương trình nào đó. Vì vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc thật kỹ lưỡng để chọn ra phương án tối ưu và phù hợp nhất.

100 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...