Hội nghị trực tuyến đầu năm về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024

Hội nghị trực tuyến đầu năm về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024

Vào ngày 20/2, Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh hoạt động tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024 đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức. Hội nghị đã thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng và cộng đồng các doanh nghiệp. 

Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024

Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024

1. Nguyên nhân hạn chế đà tăng trưởng tín dụng đầu năm

Hội nghị trực tuyến đầu năm về đẩy mạnh hoạt động tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đồng chủ trì đã làm rõ các vấn đề làm chậm đà tăng trưởng tín dụng đầu năm 2024.

 

Theo số liệu thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, tín dụng của cả nền kinh tế cuối năm 2023 đã tăng 13,71% so với cùng kỳ cuối năm 2022. Thế nhưng, số liệu tháng 1/2024 lại cho thấy giảm 0,6% so với tháng cuối năm 2023.

 

Hội nghị đã có buổi thảo luận và phân tích nguyên nhân của tình trạng này, những lãnh đạo các ngân hàng thương mại đã đưa ra ý kiến về sự trầm lắng của thị trường tín dụng đầu năm mới 2024. 

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị trực tuyến đầu năm

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị trực tuyến đầu năm

1.1. Chia sẻ của Tổng Giám đốc Vietcombank trong Hội nghị trực tuyến đầu năm về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024

Tổng Giám đốc Vietcombank - Ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết, tính đến cuối tháng 1/2024 tín dụng đạt 1,24 triệu tỷ đồng, giảm 2,3% so với tháng trước. Nguyên nhân được ông đưa ra là do hoạt động tín dụng bán lẻ trong tháng 1 đã giảm đến 11.000 tỷ đồng, vẫn tiếp tục đà giảm trước đó. Tín dụng trong lĩnh vực bất động sản không có khởi sắc do thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi mạnh, nhiều dự án còn vướng mắc về vấn đề pháp lý, số dự  dự án mới được cấp phép ít dẫn khiến nguồn cung thiếu hụt.

 

Ông Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ: "Yếu tố đặc thù tín dụng Vietcombank là dư nợ ngắn hạn bán buôn chiếm tỉ trọng lớn hơn 74%, dư nợ cho vay thanh toán quốc tế tài trợ thương mại thời vụ tập trung vào dịp Tết Dương lịch phục vụ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa... các khách hàng FDI thường có xu hướng trả nợ cuối năm. Trong khi đó, tâm lý chung doanh nghiệp, người dân ngại vay nợ những tháng đầu năm. Tôi cho rằng các quý sau việc giải ngân cho khách hàng sẽ tăng trở lại..."

Tổng Giám đốc Vietcombank - Ông Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ ý kiến
Tổng Giám đốc Vietcombank - Ông Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ ý kiến

1.2. Chia sẻ của Phó Tổng Giám đốc BIDV trong Hội nghị 

Phó Tổng Giám đốc BIDV - Ông Trần Long cho biết, nguyên nhân tín dụng tháng đầu tiên năm 2024 suy giảm là do nền kinh tế còn yếu, sức hấp thụ vốn kém. Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức khiến các nhóm ngành đứng vai trò dẫn dắt nền kinh tế chưa phục hồi nhanh như kỳ vọng. Đầu ra của thị trường còn gặp hạn chế kìm hãm tốc độ luân chuyển của dòng tiền.

Phó Tổng Giám đốc BIDV Ông Trần Long chia sẻ ý kiến
Phó Tổng Giám đốc BIDV Ông Trần Long chia sẻ ý kiến

1.3. Chia sẻ của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) trong Hội nghị 

Trao đổi thêm với báo chí, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), ông Phạm Như Ánh, đã phân tích, tăng trưởng tín dụng đầu năm 2024 có sự khác biệt so với các năm trước. Cụ thể, thời điểm cuối của các năm trước là thời điểm mà nhu cầu tín dụng tăng cao. Công tác về room tín dụng của ngân hàng quá tải, tồn đọng đến tháng 1 các năm khiến cho tăng trưởng tín dụng tháng đầu khá cao. 

Riêng năm 2023, room tăng trưởng tín dụng còn thoải mái giúp cho nhu cầu được đáp ứng. Tính đến 31/12/2023, cơ bản đã giải quyết hết được công nợ của các doanh nghiệp, cá nhân. Điều này vô tình đã khiến nhu cầu vay trong tháng 1/2024 giảm thấp. Số người trả nợ tín dụng nhiều hơn vay thêm gây ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng đầu năm.

Ông Phạm Như Ánh chia sẻ: "Dự đoán, sau Tết, khi các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh sôi động trở lại, thì nhu cầu tăng dần lên, tín dụng trong tháng 1, 2 giảm, tháng 3 phục hồi và có thể tăng mạnh hơn trong quý II/2024"

Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội ông Phạm Như Ánh chia sẻ ý kiến
Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), ông Phạm Như Ánh chia sẻ ý kiến

2.  Giải pháp đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong hội nghị trực tuyến đầu năm của Ngân hàng Nhà nước

2.1. Đẩy mạnh cung ứng tín dụng cũng như hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận với nguồn tín dụng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm 2024, Ngân hàng Nhà Nước đã triển khai đồng bộ loạt giải pháp đẩy mạnh cung ứng tín dụng cũng như hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận với nguồn tín dụng.

 

Ngân hàng Nhà Nước thực hiện rà soát và hoàn thiện các quy định pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng. Điều này sẽ giúp các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi, tăng tiếp cận tín dụng ngân hàng, giải quyết khó khăn về tín dụng của nhiều doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Ngân hàng nhà nước giữ vai trò điều hành việc cung ứng vốn nhắm tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

2.2. Bám sát các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, Quốc hội, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong khoảng 6-6,5% và lạm phát trong khoảng 4-4,5%, Ngân hàng Nhà Nước đã có định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 15% cho toàn hệ thống và sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế. 

Ngày 31/12/2023, Ngân hàng Nhà Nước đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2024 cho các tổ chức tín dụng nhằm tạo ra sự chủ động trong hoạt động cung ứng nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các đơn vị đến toàn bộ nền kinh tế. 

 

Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024 tiếp tục được ban hành nhằm thúc đẩy các tổ chức tín dụng thực hiện đồng loạt các giải pháp đã đề ra nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Trong đó chỉ rõ các tổ chức tín dụng phải quyết liệt trong triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng hợp lệ, đúng mục tiêu ngay từ đầu năm. Quy trình và thủ tục cấp tín dụng phải được tăng cường rà soát, kiểm tra, đơn giản hóa, tối ưu hóa việc áp dụng chuyển đổi số trong quy trình cấp tín dụng, tăng hiệu quả tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng…

 

Cùng với đó là hoạt động điều hành lãi suất. Đầu năm 2024, Ngân hàng Nhà Nước vẫn giữ nguyên mức lãi suất điều hành nhằm giúp các tổ chức tín dụng đến gần hơn với nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà Nước, góp phần hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị trực tuyến đầu năm

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị trực tuyến đầu năm

3. Kết luận Hội nghị trực tuyến đầu năm về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024

Trong phát biểu kết luận Hội nghị, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà Nước đã lưu ý toàn bộ hệ thống ngân hàng về việc triển khai nhanh, mạnh các chỉ đạo của Chính phủ. Ngân hàng Nhà Nước sẽ quản lý và đôn đốc các hoạt động liên quan ngay từ đầu năm mới 2024. 

 

Các nhiệm vụ của ngành ngân hàng cần bám sát nội dung trong Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/2/2024 (quy định về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024). Lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nước chỉ ra rằng tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, sức đầu tư yếu, sức mua không cao, xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng do khó khăn chung của kinh tế thế giới. Quyết liệt khi thực hiện các giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy nền kinh tế thôi chưa đủ mà còn phải làm đồng bộ, có sự thống nhất và chung tay của tất cả các bên. Các doanh nghiệp cũng cần có những giải pháp chủ động, không chỉ dựa vào nguồn vốn duy nhất là tín dụng. Tín dụng được xem như bà đỡ của nền kinh tế, tuy nhiên các ngân hàng phải quản lý và kiểm soát để đẩy mạnh tín dụng nhưng không làm nợ xấu tăng cao…

 

Phó Thống đốc - ông Đào Minh Tú chia sẻ: "Về định hướng chính sách tiền tệ, hạn mức tăng trưởng tín dụng tăng 15%, lãi suất đã tương đối thấp, NHNN sẽ điều hành bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lãi suất tỉ giá. Quan điểm của NHNN là điều hành linh hoạt, ổn định trong năm 2024, tạo điều kiện ổn định cho doanh nghiệp, trong đó DN xuất nhập khẩu, các ngân hàng hoạt động, phát triển".

 

Phó Thống đốc cũng nêu quan điểm, từ cuối 2023 Ngân hàng Nhà Nước đã hoàn thành công tác giao phân bổ hạn mức tín dụng. Hạn mức này không phải con số cứng mà sẽ căn cứ vào điều kiện vĩ mô của nền kinh tế để điều chỉnh. Ngân hàng Nhà Nước có lưu ý thêm về việc kiểm soát và điều chỉnh dòng vốn đi đúng mục đích, đúng đối tượng và chương trình, đảm bảo sự hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Hoạt động tín dụng phải diễn ra an toàn, lành mạnh và đặt rủi ro vào tầm kiểm soát…

 

Đồng thời, lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nước khuyến khích tiết giảm chi phí, đơn giản hoá thủ tục ở các tổ chức tín dụng, khuyến khích đẩy mạnh công nghệ số vào các hoạt động trong quy trình cấp tín dụng. Ngoài ra việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế đang được xem xét.

 

Hiện nay, các tổ chức tín dụng đang triển khai mạnh mẽ các chính sách và chương trình tín dụng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng dành cho việc phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà ở công nhân được quan tâm đặc biệt, ngoài ra các tổ chức tín dụng phối hợp với các bộ, ngành kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình cho vay liên kết sản xuất, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ, phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long và chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao.

 

Các hội nghị nhằm kết nối doanh nghiệp hay các hiệp hội được đề nghị tổ chức thường xuyên hơn trong thời gian tới ở nhiều tỉnh, thành phố với hình thức phù hợp nhất. 

 

Một điểm đáng chú ý trong hội nghị trực tuyến đầu năm của Ngân hàng Nhà Nước, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết: Lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nước đã thống nhất kéo dài Thông tư 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bên cạnh đó giữ nguyên nhóm nợ với mục đích hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, hỗ trợ nền kinh tế.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú giao các Vụ, Cục chức năng nhanh chóng đánh giá kỹ lưỡng Thông tư 02, hoàn thành việc gia hạn Thông tư,  làm rõ thời gian gia hạn, điều chỉnh các hướng dẫn, các văn bản hướng dẫn khi triển khai luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

 

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nước nhấn mạnh rằng: "Hiện lãi suất cho vay đã thấp kỷ lục và cơ chế thông thoáng, nhưng khả năng hấp thụ hạn chế, trong bối cảnh đó, các ngân hàng cần tiếp tục cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệ, tạo thuận lợi hơn nữa cho người vay, đặc biệt phải làm tốt công tác truyền thông hiệu quả hơn để người dân doanh nghiệp, hiểu rõ các chính sách mới của ngân hàng"

4. Kết quả đạt được của một số chương trình, chính sách về tín dụng

  • Chương trình tín dụng 15.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản đã hoàn thành giải ngân 100% mục tiêu cho trên 6.000 khách hàng vay vốn; 
  • Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư giải ngân cho 6 dự án, tổng số tiền đã giải ngân 531 tỷ đồng và riêng  giải ngân cho người mua nhà là 4,5 tỷ đồng; 
  • Chương trình tín dụng 20.000 tỷ đồng cho đối tượng công nhân theo thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ) và 02 công ty tài chính HDSaison và FECredit, đã giải ngân khoảng 10.056 tỷ đồng; 
  • Chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, tổng lũy kế đến 31/12/2023, đã có gần 188 nghìn lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu là trên 183,5 nghìn tỷ đồng;
  • Chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, lũy kế số tiền hỗ trợ lãi suất từ đầu chương trình đến 31/12/2023 (thời điểm kết thúc chính sách theo quy định) đạt khoảng 1.218 tỷ đồng cho gần 2.300 khách hàng.

Hội nghị trực tuyến đầu năm về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phục hồi của nền kinh tế. Trên đây là những thông tin mà Hoabinh Events tổng hợp được từ các cơ quan báo chí, truyền thông. Hy vọng các bạn đã tìm được những thông tin mà mình quan tâm tại đây. Cám ơn vì đã luôn tin tưởng, dõi theo và đồng hành cùng Hoabinh Events

 

Tổng hợp thông tin, nguồn:

https://baochinhphu.vn/nhnn-thuc-day-tang-truong-tin-dung-tu-dau-nam-ho-tro-nen-kinh-te-102240220162559562.htm

Ảnh: Sưu tầm

 

Chi tiết liên hệ: 

HOABINH EVENTS - HOÀ BÌNH GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

* Hotline/zalo/viber/whatsapp: 0939.311.911 - 0913.311.911

* Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Các chi nhánh:

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Các chi nhánh khác: Hoà Bình, Thái Lan, Singapore

* Website: hoabinhevents.com/hoabinh-group.com

* Fanpage: https://www.facebook.com/events.hoabinhgroup

 

 

106 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...