Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và những điều cần biết

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức là hoạt động thường xuyên ở các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp thuộc Nhà Nước. Đây là hội nghị có đặc thù riêng, yêu cầu cao về độ chính xác, nghiêm chỉnh. Muốn tìm hiểu về loại hình hội nghị này, mời bạn theo dõi bài viết sau của Hoabinh Events nhé!

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm của Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm của Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh

1. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức là gì?

Theo quy định khoản 1 Điều 2 của Thông tư 01/2016/TT-BNV thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức , hội nghị cán bộ, công chức, viên chức là hình thức dân chủ trực tiếp để cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

1.1. Nguyên tắc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức được quy định cụ thể trong văn bản nhà nước và phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Hội nghị phải được tổ chức một cách dân chủ, thiết thực và đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định 04/2015/NĐ-CP.

- Hội nghị được xem là tổ chức hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất 2/3 số lượng đại biểu được triệu tập có mặt tham dự hội nghị. Các nghị quyết và quyết định của hội nghị được tính là thông qua khi không trái với quy định của pháp luật đồng thời đạt tỷ lệ tán thành trên 50% của những người tham dự hội nghị.

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức tuân thủ quy định của Nhà Nước

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức tuân thủ quy định của Nhà Nước

1.2. Các hình thức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

Theo Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BNV, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức có các hình thức sau:

- Hội nghị thường kỳ: thường tổ chức mỗi năm một lần vào dịp cuối năm. Đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục và đào tạo có đặc thù về thời gian hoạt động, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức có thể tổ chức vào thời điểm kết thúc năm học.

- Hội nghị bất thường: là hội nghị diễn ra không thường xuyên và được tổ chức khi được yêu cầu của: 1/3 cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị hoặc Ban chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị yêu cầu hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục diễn ra vào cuối năm học

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục diễn ra vào cuối năm học

1.3. Đại biểu đương nhiên và bầu đại biểu tham dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

Tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BNV có quy định rõ về đại biểu đương nhiên và công tác bầu đại biểu tham dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Đại biểu đương nhiên là người đứng đầu, đại diện của cấp tổ chức hội nghị, gồm: Trưởng và phó đơn vị, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư cấp ủy, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có, Trưởng ban nữ công hoặc cán bộ phụ trách ban nữ công), Chủ tịch Hội cựu chiến binh (nếu có).

- Công tác bầu đại biểu tham dự hội nghị phải được tiến hành tại hội nghị của các đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định theo đa số. Người trúng cử phải được trên 50% tổng số người dự hội nghị bầu và lấy theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất, quyết định số lượng đại biểu tham dự hội nghị bảo đảm số lượng tối thiểu như sau:

+ Cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên 200 đến đủ 300 người; hoặc có từ 200 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Bầu ít nhất 1/3 cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị là đại biểu tham dự hội nghị.

+ Cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên 300 người: Ngoài số đại biểu tối thiểu phải bầu tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BNV, cứ 10 người thì bầu thêm ít nhất 01 đại biểu (tính từ người thứ 301 trở đi).

Họp trù bị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức được chuẩn bị chu đáo

Bình bầu đại biểu tham dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

2. Quy trình chuẩn bị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

Quy trình chuẩn bị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức được hướng dẫn theo Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BNV có những vấn đề sau:

2.1. Họp trù bị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị triệu tập họp trù bị để thống nhất chủ trương, thông qua kế hoạch, mục tiêu, nội dung hội nghị; dự kiến thời gian tổ chức hội nghị; dự kiến số lượng đại biểu triệu tập và phân bổ cho từng đơn vị bảo đảm cơ cấu, thành phần công bằng, hợp lý nếu là hội nghị triệu tập đại biểu.

Thành phần dự họp là đại diện của cấp tổ chức hội nghị, gồm: Người đứng đầu, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, thủ trưởng một số đơn vị có liên quan.

 

* Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chuẩn bị các văn bản, báo cáo sau:

Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; 

Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm.

* Ban chấp hành công đoàn cơ quan, đơn vị chuẩn bị văn bản, báo cáo sau:

Báo cáo tổng kết phong trào thi đua; nội dung xét khen thưởng và dự kiến nội dung phong trào thi đua năm tiếp theo; dự thảo bản giao ước thi đua; báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và chương trình công tác, hoạt động của thanh tra nhân dân năm tiếp theo; dự kiến nhân sự bầu hoặc bầu bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật (nếu có).

* Ngoài các văn bản, báo cáo nêu tại điểm b, c khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BNV, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định các nội dung công khai tại hội nghị hoặc những nội dung lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức tại hội nghị theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Nghị định 04/2015/NĐ-CP.

2.2. Tổ chức lấy ý kiến cán bộ chủ chốt và triệu tập hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

Nội dung lấy ý kiến: Dự kiến số lượng đại biểu triệu tập và phân bổ cho các đơn vị, thời gian tổ chức hội nghị và dự thảo các văn bản, báo cáo nêu tại điểm b, c khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BNV.

Thành phần lấy ý kiến là đại diện của cấp tổ chức hội nghị, gồm: 

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu;

- Ban thường vụ công đoàn (hoặc Ban chấp hành công đoàn nếu không có Ban thường vụ công đoàn);

- Bí thư cấp ủy;

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (nếu có);

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có);

- Trưởng ban Thanh tra nhân dân;

- Trưởng ban nữ công hoặc cán bộ phụ trách ban nữ công;

 - Người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị tổng hợp, tiếp thu ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo các văn bản, báo cáo để lấy ý kiến tại hội nghị của các đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BNV; quyết định triệu tập hội nghị.

 

Họp trù bị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức được chuẩn bị chu đáo

Họp trù bị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức được chuẩn bị chu đáo

2.3. Tiến hành hội nghị tại các đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị

Người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Chủ tịch công đoàn cùng cấp tổ chức hội nghị tại đơn vị mình để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm, phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo;

Việc triển khai những quy định về thực hiện dân chủ tại đơn vị; thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo các văn bản, báo cáo được gửi xin ý kiến; bầu đại biểu dự hội nghị của cơ quan, đơn vị; bình xét khen thưởng; kiến nghị, đề xuất.

2.4. Tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh các văn bản, báo cáo 

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, công đoàn cơ quan, đơn vị căn cứ kết quả hội nghị tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BNV để tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh các văn bản, báo cáo đưa ra hội nghị của cơ quan, đơn vị.

3. Hướng dẫn tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

Hướng dẫn tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức theo Điều 7 Thông tư 01/2016/TT-BNV như sau:

3.1. Đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị

Đoàn chủ tịch gồm người đứng đầu cơ quan, đơn vị và Chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị. Tùy theo tính chất, yêu cầu cần thiết mà Đoàn chủ tịch có Bí thư cấp ủy cơ quan, đơn vị.

Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc Chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị đang trong thời gian thi hành kỷ luật hình thức từ khiển trách trở lên, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc Ban thường vụ công đoàn cơ quan, đơn vị (hoặc Ban chấp hành công đoàn nếu không có Ban thường vụ công đoàn) cử đại diện tham gia Đoàn chủ tịch.

Thư ký hội nghị do Đoàn chủ tịch cử và thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Đoàn chủ tịch.

Chủ tịch và thư ký là thành phần không thể thiếu của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

Chủ tịch và thư ký là thành phần không thể thiếu của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

3.2. Nội dung hội nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị trình bày các văn bản, báo cáo theo phân công tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BNV.

- Cán bộ, công chức, viên chức dự hội nghị thảo luận các văn bản, báo cáo; đề xuất, kiến nghị (nếu có).

- Người đứng đầu, Chủ tịch công đoàn giải đáp thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

- Trưởng ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo.

- Bầu mới hoặc kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân (nếu có).

- Thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).

- Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua.

- Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn.

- Thông qua nghị quyết hội nghị.

Cán bộ, công chức, viên chức  thảo luận trong hội nghị

Cán bộ, công chức, viên chức  thảo luận trong hội nghị

3.3. Kinh phí tổ chức hội nghị 

Kinh phí tổ chức hội nghị được bố trí từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

4. Tổ chức thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

Tại điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BNV có hướng dẫn như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết hội nghị; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Định kỳ 6 tháng một lần, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

Trên đây là những tổng hợp của Hoabinh Events về những vấn đề liên quan đến Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức. Do tính đặc thù của loại hình hội nghị này, bộ nội vụ đã có những hướng dẫn cụ thể trong  Thông tư 01/2016/TT-BNV. Các bạn có thể tìm kiếm văn bản này để đọc tìm hiểu chi tiết hơn nữa nhé. Cám ơn vì đã tin tưởng và đồng hành cùng Hoabinh Events!

Tổng hợp thông tin, nguồn: Thông tư 01/2016/TT-BNV

Ảnh: Sưu tầm

 

Chi tiết liên hệ: 

HOABINH EVENTS - HOÀ BÌNH GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

* Hotline/zalo/viber/whatsapp: 0939.311.911 - 0913.311.911

* Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Các chi nhánh:

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Các chi nhánh khác: Hoà Bình, Thái Lan, Singapore

* Website: hoabinhevents.com/hoabinh-group.com

* Fanpage: https://www.facebook.com/events.hoabinhgroup

 

97 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...