Tổ chức lễ động thổ công trình cần chuẩn bị những gì?

Ngày nay, việc tổ chức lễ động thổ công trình không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà sự kiện này còn là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, thu hút sự quan tâm từ dư luận. Vì vậy, khi tổ chức buổi lễ động thổ, doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian hơn để thực hiện công tác chuẩn bị một cách tốt và chuyên nghiệp nhất.

Vũ đoàn biểu diễn tiết mục múa lân sư rồng trong sự kiện lễ động thổ
Vũ đoàn biểu diễn tiết mục múa lân sư rồng trong sự kiện lễ động thổ

Thế nào là lễ động thổ công trình? 

Lễ động thổ công trình là một nghi thức truyền thống và quan trọng trong ngành xây dựng, diễn ra trước khi bắt đầu các công việc xây dựng chính. Nghi lễ này có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh và văn hóa tín ngưỡng đối với người dân Việt Nam, được thực hiện để cầu mong cho dự án xây dựng diễn ra thuận lợi, may mắn, thành công. Bên cạnh đó, lễ động thổ còn được coi là cột mốc đánh dấu cho sự khởi đầu của công trình, dự án. 

Lễ động thổ thường có sự tham gia của chủ doanh nghiệp, nhà thầu, đại diện của chủ đầu tư, các bên liên quan và khách mời. Trong sự kiện lễ động thổ cũng thường có thêm các hoạt động văn hóa, giải trí để tạo bầu không khí hứng khởi cho khách mời tham dự. 

Khi nào doanh nghiệp được phép tổ chức lễ động thổ công trình?

Trước khi tiến hành tổ chức sự kiện động thổ, doanh nghiệp phải có được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, đáp ứng đầy đủ những điều kiện liên quan do thủ tướng chính phủ ban hành. Điều kiện tổ chức lễ động thổ được quy định tại Điều 4 Quyết định 27/2023/QĐ-TTg như sau:

“Điều kiện tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình

1. Lễ động thổ công trình được thực hiện khi: Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) được cơ quan có thẩm quyền bàn giao mặt bằng hoặc bàn giao mặt bằng theo từng giai đoạn và dự án đã được phê duyệt theo đúng thẩm quyền và quy định.

2. Lễ khởi công công trình được tiến hành khi đáp ứng yêu cầu về điều kiện khởi công theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

3. Lễ khánh thành được thực hiện sau khi công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu, đáp ứng yêu cầu theo quy định.

4. Dự án được tổ chức một lần lễ động thổ hoặc lễ khởi công và một lần lễ khánh thành công trình.”

Như vậy, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau mới được phép thực hiện tổ chức chương trình lễ động thổ:

  • Chủ đầu công trình, doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền bàn giao toàn bộ mặt bằng hoặc bàn giao mặt bằng theo từng giai đoạn.

  • Dự án đã được cơ quan chức năng phê duyệt theo đúng thẩm quyền và quy định.

Các bước chuẩn bị cho lễ động thổ công trình 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thủ tục liên quan và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức lễ động thổ. Doanh nghiệp, chủ công trình cần lên một bản kế hoạch chi tiết chuẩn bị cho chương trình buổi lễ động thổ công trình sắp tới. Thông thường, các bước chuẩn bị cho lễ động thổ công trình bao gồm:

Bước 1: Chọn ngày lành tháng tốt

Chọn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ động thổ sẽ mang đến may mắn cho quá trình thi công và cả hoạt động kinh doanh về sau của doanh nghiệp. Việc chọn ngày giờ tốt phải tuân thủ theo các quy tắc nhất định trong phong thủy. 

Thời gian động thổ tốt nhất là vào những ngày tý, ngày thân, ngày dậu trong tháng có ngũ hành mộc. Đây là những ngày có năng lượng tốt, mang đến may mắn và thuận lợi trong quá trình thi công công trình. 

Lễ động thổ tổ chức vào ngày lành tháng tốt mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho doanh nghiệp
Lễ động thổ tổ chức vào ngày lành tháng tốt mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên tránh các ngày mang năng lượng ngũ hành hỏa như: ngày sửu, ngày mão, ngày dần vì những ngày này xung khắc với tháng ngũ hành mộc. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần lưu ý thêm một số yếu tố sau khi chọn thời gian động thổ:

  • Doanh nghiệp, chủ công trình không nên chọn các ngày trong tháng có sao Thất Sát, Hỏa Tinh, Thiên Lại, Thiên Mã, Thiên Hình, Thiên Đồng.

  • Doanh nghiệp, chủ công trình không nên chọn các ngày trong tháng có sao Nguyệt Hình, Nguyệt Yếm, Nguyệt Phá, Nguyệt Hư, Nguyệt Hại.

  • Doanh nghiệp nên tránh chọn các ngày trong tháng có sao Hà Khôi, Hà Tinh, Hà Quan, Hà Đẩu, Hà Tục.

Bước 2: Chọn vị trí động thổ 

Theo góc độ phong thủy, vị trí động thổ cần phải hợp với ngũ hành của chủ công trình để tạo nên sự cân bằng và mang đến may mắn cho doanh nghiệp. Vị trí động thổ tốt nhất là ở phía đông hoặc phía nam của công trình. Đây là được coi là hai hướng đẹp nhất, mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho doanh nghiệp. 

Nếu không thể động thổ tại hai hướng này, doanh nghiệp có thể chọn hướng tây nam, đông bắc hoặc tây bắc. Doanh nghiệp nên tránh động thổ tại các hướng xấu để tránh tai ương về sau. Các hướng nên tránh bao gồm: 

  • Doanh nghiệp tránh động thổ tại vị trí ở phía Tây hoặc phía Bắc vì đây là hai hướng xấu và có thể gây ra những tai ương cho chủ công trình, doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp tránh chọn vị trí động thổ ở phía Đông Nam vì đây hướng của sao Thất Sát, có thể gây xung khắc và mang lại rủi ro cho công việc xây dựng.

  • Doanh nghiệp tránh động thổ tại vị trí ở phía Tây Nam nếu chủ doanh nghiệp, công trình là người tuổi Mão hoặc Tuất vì đây là hướng xấu đối với những người tuổi này.

Chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư và các vị đại biểu thực hiện nghi thức xúc cát động thổ công trình
Chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư và các vị đại biểu thực hiện nghi thức xúc cát động thổ công trình

Bước 3: Chuẩn bị vật lễ cúng động thổ 

Mâm lễ cúng động thổ phải có đầy đủ đồ cúng, cần được chuẩn bị chỉn chu nhằm thể hiện được sự thành tâm và kính trọng của doanh nghiệp đối với các vị thần linh. Tùy thuộc theo vùng miền và phong tục tín ngưỡng, mâm lễ cúng động thổ ở mỗi nơi sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một mâm lễ cúng động thổ công trình thường gồm các những món sau đây: 

  • 1 Bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc).

  • Một con gà.

  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.

  • Một đĩa muối.

  • Một bát gạo, một bát nước.

  • Rượu trắng.

  • Bao thuốc, lạng chè.

  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

  • Một đinh vàng hoa.

  • Năm lễ vàng tiền.

  • Năm cái oản đỏ.

  • Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm).

  • Mâm ngũ quả cúng động thổ (năm quả tròn: 5 loại trái cây).

  • Chín bông hoa hồng đỏ.

  • 1 đĩa muối gạo.

  • 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước.

Bước 4: Mời thầy đến thực hiện nghi thức cúng bái

Lễ cúng thường được thực hiện bởi thầy cúng hoặc người có kinh nghiệm trong việc thực hiện nghi lễ. Các bước cúng bái bao gồm thắp hương, đọc văn khấn và thực hiện các nghi thức lễ truyền thống khác.

Bước 5: Chuẩn bị các hoạt động văn nghệ, tiệc nhẹ 

Ban tổ chức nên chọn các tiết mục văn nghệ sôi động biểu diễn trong sự kiện nhằm thu hút sự chú ý từ phía khách mời và tạo ra bầu không khí náo nhiệt. Số lượng các tiết mục phù hợp cho sự kiện động thổ là 2-3 tiết mục. 

Thời gian diễn ra sự kiện động thổ công trình thường kéo dài 3,4 tiếng, do đó, doanh nghiệp nên chuẩn bị thêm bữa tiệc nhẹ bao gồm các loại bánh, trà, hoa quả,... để phục vụ khách mời. 

Bữa tiệc nhẹ được ban tổ chức chuẩn bị cho các khách mời tham dự sự kiện động thổ
Bữa tiệc nhẹ được ban tổ chức chuẩn bị cho các khách mời tham dự sự kiện động thổ

Bước 6: Chuẩn bị vật dụng và trang thiết bị

Số lượng vật dụng và trang thiết bị cần sử dụng sẽ phụ thuộc vào quy mô chương trình. Hạng mục các trang thiết bị phải được chuẩn bị, sắp xếp vào đúng vị trí trước ít nhất 1 ngày diễn ra sự kiện và cần tiến thành tổng duyệt lần cuối trước ngày tổ chức chương trình. Một số trang thiết bị phục vụ cho lễ động thổ công trình bao gồm: 

  • Màn led chiếu sân khấu.

  • Âm thanh sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp theo ý tưởng thiết kế.

  • Hệ thống giàn treo, ánh sáng.

  • Bục sân khấu.

  • Thảm xanh (hoặc đỏ) đường đi.

  • Bộ đàm chương trình.

  • Xe tải chở thiết bị.

  • Và một số trang thiết bị khác.

Bước 7: Lên timeline chi tiết cho chương trình 

Thiết lập nội dung trong timeline tổ chức sự kiện lễ động thổ công trình một cách chi tiết sẽ giúp các thành viên trong ban tổ chức thực hiện phần công việc của mình dễ dàng và mượt mà hơn. Timeline chương trình càng chi tiết càng thuận lợi cho quá trình ban tổ chức quản lý và điều phối sự kiện. 

Kết Luận

Tổ chức lễ động thổ là một phần không thể thiếu trong quy trình khởi công xây dựng. Nghi lễ này mang lại nhiều giá trị về mặt tâm linh lẫn lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Việc tổ chức lễ động thổ chu đáo và trang trọng không chỉ giúp dự án có khởi đầu thuận lợi mà còn tạo ra sợi dây gắn kết bền chặt giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng. 

Các bước chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức lễ động thổ công trình đòi hỏi khá nhiều công đoạn và chi tiết nhỏ nhặt. Do đó, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ động thổ, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện lễ động thổ chuyên nghiệp để tiết kiệm công sức và thời gian. 

Với thế mạnh là tổ chức đa dạng các loại hình sự kiện như: Concert âm nhạc, festival, M.I.C.E, hội nghị, hội thảo, lễ khởi công, lễ động thổ công trình, kick-off, roadshow,... và sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên sáng tạo, HoaBinh Events cam kết mang đến cho doanh nghiệp sự kiện thành công rực rỡ. Quý doanh nghiệp còn chần chừ gì, liên hệ ngay hotline: 0939.311.911 - 0918.640.988 để được HoaBinh Events tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

HOABINH EVENTS - HOÀ BÌNH GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0918.640.988

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com

194 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...