Phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình hội nghị, hội thảo tốt nhất

Thuyết trình là phần nội dung không thể thiếu trong các cuộc thảo luận, họp hành… Để có những bài thuyết trình thuyết phục, cuốn hút người nghe, bạn phải có những kỹ năng nhất định. Đó là những kỹ năng gì? rèn luyện kỹ năng đó ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Kỹ năng thuyết trình hội nghị, hội thảo là phương tiện giúp bạn truyền tải thông điệp của sự kiện tới khách tham dự. Bài thuyết trình không nên quá dài dòng mà cần xúc tích, dễ hiểu. Tuy nhiên để làm được điều đó, bạn cần phải dành thời gian rèn luyện lâu dài và thường xuyên”.

Yêu cầu đối với kỹ năng thuyết trình

Thông qua bài thuyết trình, thông điệp của sự kiện được truyền tải một cách trọn vẹn. Và để thuyết phục người nghe, nó cần thể hiện thông qua các lập luận và  bằng chứng. Bản thân người thuyết trình phải làm sao để lời nói trôi chảy và thuyết phục… Có như vậy thì người nghe mới bị ấn tượng, thu hút và nhớ đến nội dung được trình bày. 

Bên cạnh đó, kỹ năng trình bày  này còn thể hiện thông qua việc phản hồi những câu hỏi phản biện của khách mời. Đây cũng là lúc người trình bày  phải bảo vệ quan điểm cá nhân và đưa ra đáp án trọn vẹn cho người hỏi.

Thông thường, các chủ đề được đề cập ở sự kiện hội thảo, hội nghị đều là những thông điệp, vấn đề có sức ảnh hưởng nhất định. Do đó, nội dung truyền đạt cần đảm bảo sự chỉn chu, xuất sắc nhất. Một sự vấp váp, ấp úng nhỏ cũng có thể khiến phần trình bày của bạn giảm đi sự hiệu quả. 

Thuyết trình là phần nội dung không thể thiếu trong các cuộc thảo luận, họp hành

Thông qua bài thuyết trình, thông điệp của sự kiện được truyền tải một cách trọn vẹn

Các cấp độ kỹ năng

  • Chưa có định hướng: Đây là cấp độ thấp nhất trong kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Nó thể hiện qua việc bạn không biết nói gì mỗi  khi được hỏi.
  • Chập chững: Ở cấp độ này, người nói thường ấp úng, vừa nói vừa nghĩ. 
  • Tròn vai: Là việc trình bày cứng nhắc, có gì nói đấy. Khả năng sáng tạo không được phát huy, phần thể hiện, thiếu đi sự hấp dẫn. 
  • Tự tin: Phong thái trình bày tự tin nhưng nội dung chưa đủ sức thuyết phụ. Người nghe vẫn còn phân vân và chưa thể thấu hiểu thực sự. 
  • Khéo léo: Người nói tự tin và biết cách xử lý các vấn đề xảy ra trong chương trình.
  • Thuyết phục: Đây là cấp độ cao nhất trong thuyết trình mà bất cứ ai cũng đều mong muốn đạt được. Lúc này, người nói không chỉ truyền tải thông điệp rõ ràng mà còn có sự phản biện tốt để thuyết phục người nghe. 

Thuyết trình thành công cần có sự phản biện tốt để thuyết phục người nghe.

Thuyết phục là cấp độ cao nhất trong kỹ năng thuyết trình hội nghị

Phương pháp rèn luyện

Kỹ năng thuyết trình không thực sự quá khó, nhưng để làm được là cả một quá trình lâu dài cần học hỏi và rèn luyện không ngừng. Dưới đây là một vài phương pháp bạn có thể áp dụng để nâng cao khả năng của bản thân.

Tập nói trước gương 

Tập nói trước gương là một trong những cách được nhiều người áp dụng nhất để rèn luyện kỹ năng tại hội thảo, hội nghị. Khi đứng trước gương và nói, bạn sẽ biết được những người xung quanh sẽ thấy bạn như thế nào. Qua đó, bạn cũng có thể nhận ra mình nên phát huy thế mạnh gì và còn chưa tốt ở đâu để khắc phục. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả mọi người, nam hay nữ, hướng nội hay hướng ngoại…

Học cách tập trung 

Tình trạng lơ đãng khi trình bày bài nói sẽ khiến bạn quên mất mình đang nói gì nên sẽ dẫn đến sự ấp úng. Thậm chí, bạn có thể quên luôn cả nội dung đang muốn nói tiếp sau đó. Do đó, bạn nên học cách tập trung. Có một số cách mà bạn có thể áp dụng để tập trung vào việc đang làm đó là tránh xa điện thoại, mạng xã hội khi đang làm việc; lên nội dung trình bày theo 1 hệ thống…

Kỹ năng thuyết trình không thực sự quá khó, nhưng để làm được là cả một quá trình lâu dài

Học hỏi từ các chuyên gia là cách rèn luyện kỹ năng trình bày cực hiệu quả

Học hỏi từ các chuyên gia 

Học hỏi từ các chuyên gia là cách rèn luyện kỹ năng trình bày cực hiệu quả. Tại Việt Nam, có nhiều tên tuổi nổi tiếng với khả năng thuyết trình cực kỳ tuyệt vời như thầy Nguyễn Duy Kha, thầy Lê Thẩm Dương, cô Thái Thị Thanh Thủy, ... Những buổi chương trình sự kiện do họ “cầm trịch” đều thu hút lượng người tham gia rất đông đảo.

Có nhiều người quan niệm rằng, việc thuyết trình tại hội nghị, hội thảo chỉ đơn giản là lên nói nội dung có sẵn. Với suy nghĩ như vậy, bạn sẽ nhận lại cảm giác thờ ơ từ phía người nghe. Sự thật không thể phủ nhận là thông điệp của bạn có hay, có tốt đến mấy, nhưng nếu thiếu đi tính hấp dẫn trong cách truyền tải cũng không thể đọng lại trong trí nhớ của họ. Do đó, bạn nên rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông thật nhuần nhuyễn để phục vụ mục đích mong muốn!

 

100 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...