Những điều thú vị về ngày Trung Thu - ngày lễ của tình thân

Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống, mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Cứ gần đến ngày Trung Thu là khắp phố phường, thôn xóm lại nhộn nhịp, rực rỡ với đèn lồng đủ màu, với những quầy kệ bánh nướng bánh dẻo thơm phức. Tuy phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng biết tường tận về lễ đặc biệt này. Ngày Trung Thu là ngày nào, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này là gì? Hãy cùng HoaBinh Events khám phá chi tiết hơn về Trung Thu ngay qua bài viết sau!

Tên gọi khác của ngày Trung Thu không phải ai cũng biết

Những tên gọi khác nhau của Trung Thu
Những tên gọi khác nhau của Trung Thu

Trung Thu vốn có nhiều tên gọi, mỗi vùng miền lại có một cách gọi đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung, ngoài “Tết Trung Thu” thì đa số người dân Việt Nam sẽ gọi ngày lễ này với hai cái tên như sau:

  • Tết Trông trăng

Trung Thu diễn ra vào chu kỳ trăng tròn, thời điểm mặt trăng sáng đẹp nhất tháng trong mùa thu. Thông thường, vào ngày này, người dân sẽ làm những mâm cỗ ngọt với hoa quả, xôi chè, cùng những chiếc bánh nướng, bánh dẻo. 

Cả nhà sẽ quây quần bên nhau, cùng ngắm trăng tròn và phá cỗ Trung Thu. Cũng bởi vậy mà cái tên “Tết Trông trăng” xuất hiện, trở thành một tên gọi quen thuộc trong ngày lễ này. 

  • Tết Đoàn viên

“Tết Đoàn viên” là cái tên được bắt nguồn từ chính ý nghĩa của ngày Trung Thu, bởi vào ngày lễ này, ai ai cũng muốn trở về bên gia đình, cùng nhau sum vầy, quây quần tâm sự và ngắm trăng. Còn gì đẹp hơn và ý nghĩa hơn những giây phút được kề cận bên những người thân yêu, được san sẻ nỗi lòng với chính gia đình của mình. 

Hai tiếng “đoàn viên” cũng mang ý nghĩa hội tụ vẹn tròn, tựa như mặt trăng vào Trung Thu tròn trịa, sáng đẹp. Tên gọi này của ngày lễ cũng gửi gắm ước mơ về một gia đình sum vầy đoàn tụ, vẹn tròn viên mãn. 

Tết Trung Thu theo lịch dương 2024

Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 (15/8) theo lịch âm, bởi vậy mỗi năm ngày lễ này lại rơi vào một ngày dương lịch khác nhau. Trung Thu 2024 cũng sắp đến gần, để chuẩn bị kế hoạch vui chơi hay tổ chức lễ Trung Thu cho gia đình, doanh nghiệp hợp lý, bạn cần phải biết chính xác lịch dương của ngày lễ này. 

Trong năm 2024, Tết Trung Thu rơi vào ngày thứ 6, 29/9 dương lịch, vừa vặn cuối tháng và cuối tuần. Như vậy, rất thích hợp cho việc thực hiện những chuyến đi 3 ngày bên gia đình hoặc công ty. 

Bạn cũng có thể căn cứ vào ngày dương lịch này để chuẩn bị quà tặng cho gia đình, đối tác và nhân viên, hoặc tổ chức các chương trình vui chơi để gắn kết gia đình hay cơ quan làm việc của mình.

Tết Trung Thu và hành trình phát triển theo năm tháng

Trung Thu dần thay đổi theo năm tháng
Trung Thu dần thay đổi theo năm tháng

Theo năm tháng, khi xã hội ngày càng phát triển hiện đại, những ngày lễ truyền thống cũng được biến tấu đôi phần để phù hợp với nhịp sống mới. Tuy nhiên, cội nguồn vẫn luôn là thứ cần được lưu truyền và gìn giữ lâu dài, ngay sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu, và khám phá những thay đổi của ngày lễ này trong thời hiện đại có gì thú vị.

Trung Thu có từ bao giờ?

Trung Thu, diễn ra vào đêm trăng rằm tháng 8, thời điểm đẹp nhất trong năm khi tiết trời se lạnh dịu mát. Chẳng rõ Tết Trung Thu xuất hiện từ bao giờ tại Việt Nam, nhưng theo truyền thuyết, ngày lễ thú vị này bắt nguồn từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. 

Tương truyền rằng, vào một đêm rằm tháng Tám, vua Duệ Tôn được một tiên nữ dẫn đến cung trăng ngắm nhìn thắng cảnh. Khi trở về đất nước, đức vua không sao quên được khung cảnh tuyệt diệu của cung trăng, nên ông đã đặt tên cho ngày rằm tháng Tám là Trung Thu để ghi nhớ cảnh đẹp năm xưa. Và kể từ đó, cứ vào ngày Trung Thu, người người nhà nhà sẽ cùng nhau thưởng thức cảnh trăng tròn bên những món điểm tâm ngon miệng. 

Tương truyền Trung Thu bắt nguồn từ thời nhà Đường
Tương truyền Trung Thu bắt nguồn từ thời nhà Đường

Tết Trung Thu du nhập vào Việt Nam và pha trộn cùng nhiều nét đặc sắc của dân tộc ta. Người Việt, thường tổ chức Tết Trung Thu với những chiếc bánh nướng bánh dẻo tròn trịa hình mặt trăng, với đèn lồng sáng rực, với múa lân náo nhiệt và với nhiều trò chơi dân gian thú vị. 

Theo bia văn ở chùa Đọi năm 1121, cho thấy Tết Trung Thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý cùng với hội đua thuyền, rối nước và rước đèn. Tới thời Vua Lê - Chúa Trịnh Tết Trung Thu còn được tổ chức xa hoa tưng bừng trong phủ Chúa. 

Trong quyển "Thái Bình hoàn vũ ký" cũng ghi nhận rằng vào tháng Tám, người Lạc Việt xa xưa từng tổ chức hội lễ hội để kết duyên, giao duyên trai gái. Nhưng cũng theo nhiều người dân truyền tai nhau, thời điểm tháng Tám âm lịch là lúc gieo trồng ruộng rẫy xong xuôi, bởi vậy người dân mới tưng bừng mở hội, nhằm cầu mong một mùa màng bội thu, và Trung Thu cũng ra đời từ đó. 

Mặc dù có vô vàn giả thuyết về sự ra đời của Tết Trung Thu, song theo năm tháng ngày lễ này cũng luôn là một ngày lễ được hoan nghênh, chào đón nhất năm. Bởi lẽ, người dân ta từ xa xưa đã quen với việc quây quần đoàn tụ dịp Trung Thu. Họ đã vô tình coi Trung Thu là một dịp ý nghĩa, một ngày vui của tất cả mọi người, ngày mà tiếng cười của người lớn lẫn trẻ thơ, ngập tràn muôn nơi, dưới ánh trăng tròn sáng trong. 

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Trải qua hàng ngàn năm, những người Á Đông vẫn luôn tin rằng giữa cuộc đời và vầng trăng sáng trên trời có một mối liên hệ mật thiết. Bởi thế, trăng dù tròn hay khuyết cũng đều gắn liền với niềm vui, nỗi buồn với sự đoàn tụ và chia ly. Và vì lẽ đó, đêm trăng tròn ngày rằm tháng Tám cũng trở thành biểu tượng của tình thân, của gia đình sum vầy đoàn tụ, trọn vẹn yêu thương.

Trung Thu tượng trưng cho sự sum vầy đoàn tụ
Trung Thu tượng trưng cho sự sum vầy đoàn tụ

Trong ngày lễ này, theo phong tục người Việt, gia đình luôn quây quần bên nhau để làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, ánh trăng vàng rực rỡ trải khắp mặt đất, cũng là lúc xóm làng tụ họp uống trà, ăn bánh, ngắm trăng còn trẻ em thì nô nức vui chơi, rước đèn, múa lân, và phá cỗ. Bên cạnh đó, Tết Trung Thu xa xưa còn là dịp để ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Trăng thu màu vàng báo hiệu một năm mùa màng bội thu, trăng màu xanh dự báo thiên tai, và trăng màu cam trong sáng báo hiệu đất nước thịnh vượng phồn vinh.

Tết Trung Thu xưa và nay

Ngày Trung Thu mỗi năm mỗi khác, dù đã xuất hiện từ xa xưa nhưng ngày lễ này cũng dần biến hóa để phù hợp với người dân ở mỗi thời kỳ. Ngày xưa, Trung Thu chủ yếu là dịp hội họp, sum vầy, tạo sự kết nối tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình. Ngày nay, ý nghĩa của Trung Thu đã mở rộng hơn, ngày lễ này không chỉ là dịp đoàn tụ của gia đình, mà còn là sự kiện có ý nghĩa thương mại và kinh tế. 

Trung Thu còn là dịp để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu
Trung Thu còn là dịp để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp đã tận dụng ngày Trung Thu để quảng bá thương hiệu. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện sự chu đáo với khách hàng, đối tác và cộng sự kinh doanh. Do đó, Trung Thu ngày nay còn là những buổi tiệc hoành tráng, các sự kiện vui chơi náo nhiệt quy mô lớn. Cụm từ “Tiệc Trung Thu” dẫn trở nên quen thuộc trong văn hóa thời hiện đại và được nhắc đến rộng rãi ở các văn phòng, hay khu công nghiệp.

Và có lẽ cũng vì vậy, các phòng ban phụ trách việc tổ chức sự kiện của nhiều công ty hiện nay cũng không khỏi “áp lực”, khi phải chuẩn bị những chương trình Trung Thu cho cả nhân viên công ty và con em của họ.

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi tổ chức Tết Trung Thu?

Vậy doanh nghiệp cần phải lưu ý điều gì để tổ chức được một chương trình Trung Thu thành công mỹ mãn, đạt được đúc mục tiêu về quảng bá thương hiệu và tri ân khách hàng cùng các nhân viên? Có một số lưu ý quan trọng sau đây, mà các nhà làm sự kiện cần chú ý để tạo ra được chương trình Trung thu hoàn hảo nhất:

Lên kế hoạch sớm: Bắt đầu chuẩn bị từ sớm để có đủ thời gian cho việc lên kế hoạch, thuê địa điểm, mời khách và chuẩn bị các hoạt động.

  • Chọn địa điểm phù hợp: Trước hết, dựa vào ngân sách công ty, bạn cần chọn trước địa điểm tổ chức Trung Thu. Đây phải là nơi đủ rộng rãi, thuận tiện cho việc di chuyển của khách mời, và phù hợp với quy mô sự kiện cùng ngân sách đề ra.

  • Lên kịch bản chương trình phong phú: Trung Thu luôn mang đến cảm giác náo nhiệt, vui vẻ. Bởi vậy, khi tổ chức Trung Thu, bạn nên lập kế hoạch cho thêm các hoạt động đa dạng như múa lân, rước đèn, trò chơi dân gian, và biểu diễn văn nghệ để tạo không khí vui tươi, hấp dẫn.

  • Chuẩn bị tiệc và trang trí phù hợp: Ngày Trung Thu có các món ăn truyền thống thơm ngon, bởi vậy để đúng concept lễ hội, bạn cần chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh trung thu, trà, và hoa quả tươi. Bạn có thể sử dụng đèn lồng, hoa, và các vật trang trí mang tính biểu tượng của Tết Trung Thu để tạo không gian ấm cúng, rực rỡ.

Doanh nghiệp nên chuẩn bị tiệc và trang trí phù hợp cho tiệc Trung Thu
Doanh nghiệp nên chuẩn bị tiệc và trang trí phù hợp cho tiệc Trung Thu
  • Quà tặng mang dấu ấn riêng của doanh nghiệp: Quà tặng cũng chính là công cụ gây thiện cảm và giúp doanh nghiệp quảng bá tên tuổi của mình. Do đó, khi chuẩn bị quà tặng cho khách mời là đối tác thì hộp quà cần có logo nhận diện thương hiệu đặc trưng. Còn khi tặng quà cho trẻ em, thì nên là những món quà phù hợp như bánh trung thu, đèn lồng, hoặc đồ chơi nhỏ.

Quà tặng cho các bạn nhỏ cũng nên chuẩn bị kỹ lưỡng
Quà tặng cho các bạn nhỏ cũng nên chuẩn bị kỹ lưỡng
  • Truyền thông bên ngoài và nội bộ: Để chương trình thêm trọn vẹn, người tổ chức cần phải truyền thông đầy đủ để khách mời đều nắm bắt được thông tin. Đồng thời cũng cần phải công bố các hoạt động này ra bên ngoài, bởi những bữa tiệc tri ân dành cho nhân viên luôn là điểm cộng dành cho doanh nghiệp trong mắt của công chúng. Bạn có thể thông báo và khuyến khích sự tham gia của toàn bộ nhân viên qua email, bảng tin, và các kênh truyền thông nội bộ và đăng trên các trang thông tin chính thức của công ty về chương trình Trung Thu. 

Việc tổ chức Tết Trung Thu không chỉ mang lại niềm vui và gắn kết cho nhân viên mà còn là dịp để doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với gia đình nhân viên. Từ đó, tạo ra một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, khăng khít hơn, đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong lòng đối tác, khách hàng và các ứng viên trong tương lai.

Tạm kết về ngày Trung Thu trăng tròn nhất năm

Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết Đoàn viên, không chỉ là dịp lễ truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa phương Đông mà còn là ngày lễ của tình thân, của sự sum họp và đoàn tụ. Nhưng bên cạnh đó, việc tổ chức Tết Trung Thu cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với nhân viên và gia đình họ, đồng thời củng cố mối quan hệ với đối tác và khách hàng. 

Bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng và tạo nên những chương trình ý nghĩa, doanh nghiệp không chỉ mang lại niềm vui cho các nhân viên, khách hàng, đối tác tham gia sự kiện, mà còn góp phần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng cộng đồng. Hy vọng rằng với những lưu ý và gợi ý trên, các doanh nghiệp sẽ có thể tổ chức được những chương trình Tết Trung Thu thành công, trọn vẹn và đầy ý nghĩa. 

HoaBinh Events chuyên tổ chức Trung Thu trọn gói chuyên nghiệp
HoaBinh Events chuyên tổ chức Trung Thu trọn gói chuyên nghiệp

Nếu bạn đang cần tổ chức tiệc Trung Thu cho doanh nghiệp mà chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ ngay với HoaBinh Events để được tư vấn từ khâu chuẩn bị kịch bản, đến các bước thực hiện chi tiết. Với hơn hơn 16 năm kinh nghiệm tổ chức các sự kiện lớn nhỏ, trên khắp cả nước, cùng đội ngũ nhân sự chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, HoaBinh Events tự tin là đơn vị tổ chức sự kiện có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực của doanh nghiệp trong mọi sự kiện. 

HOÀ BÌNH GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0918.640.988

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com

228 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...