Ý nghĩa ngày Tết Trung thu? Cách chuẩn bị mâm cỗ mới nhất 2024

Tết Trung thu là một trong những dịp lễ cổ truyền quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Đây là dịp để tất cả các thành viên trong gia đình được sum họp bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, ăn bánh, thưởng trà và cùng tham gia nhiều hoạt động thú vị như: phá cỗ, rước đèn, xem múa lân,... Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đến với hành trình khám phá nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, đồng thời chia sẻ cách chuẩn bị mâm cỗ mới nhất cho năm 2024. Hãy khám phá ngay nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm (thường là tháng 9 theo dương lịch). Đây là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian của nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. 

Nguồn gốc

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam đã ra đời từ rất lâu, hình ảnh Tết Trung thu còn được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ; Theo văn bia chùa Đọi năm 1.121, từ đời nhà Lý, Tết Trung thu cũng đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với hoạt động hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn.

Nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam gắn liền với sự tích Hằng Nga và chú Cuội
Nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam gắn liền với sự tích Hằng Nga và chú Cuội

Bên cạnh đó, nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam còn gắn liền với sự tích Hằng Nga và chú Cuội. Tích xưa kể rằng, trên Thiên giới có nàng tiên nữ Hằng Nga xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Tuy bị cấm đoán nhưng Hằng Nga thường lẻn xuống trần gian chơi đùa với các em nhỏ. 

Một ngày nọ, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh ngày rằm, người nào làm được bánh ngon và lạ nhất sẽ được trọng thưởng. Vì thế, Hằng Nga quyết định xuống trần gian để tìm cách làm bánh tham gia cuộc thi. 

Tại đây, Hằng Nga gặp gỡ chú Cuội và được Cuội chỉ cách trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau rồi mang đi nướng để có món bánh ngon. Nhờ thế, Hằng Nga đã chiến thắng cuộc thi và những chiếc "bánh trung thu" được ra đời.

Cùng lúc đó, chú Cuội cùng cây đa bị kéo lên cung trăng bởi phép lạ. Bị mắc kẹt, Cuội buồn bã, nhớ nhà. Thấy vậy, Hằng Nga đã xin Ngọc Hoàng cho phép Cuội được xuống trần gian đoàn tụ với gia đình mỗi năm một lần, vào dịp rằm tháng 8 âm lịch. Hằng Nga cũng xin được xuống hạ giới vào ngày đó để được vui chơi và mang bánh trung thu cho các em nhỏ ăn. Ngọc Hoàng đồng ý và còn đặt tên cho ngày này là "Tết Trung thu", cái tên tết Đoàn viên, tết Thiếu nhi cũng theo đó mà ra đời. 

Ý nghĩa

Tết Trung thu ở Việt Nam có nhiều tên gọi với nhiều ý nghĩa khác nhau:

  • Tết Trung thu: Ngày Tết giữa mùa thu.

  • Rằm tháng Tám: Chỉ ngày rằm tháng 8 âm lịch, là thời điểm diễn ra lễ hội.

  • Tết Đoàn viên: Ngày đoàn tụ của các thành viên trong gia đình, cùng nhau quây quần bên mâm cỗ, ngắm trăng, thưởng thức bánh trà và cùng trò chuyện chia sẻ niềm vui.

  • Tết Thiếu nhi: Ngày Tết dành riêng cho trẻ em vui chơi, phá cỗ, rước đèn lồng,...

  • Tết Trông trăng: Hoạt động ngắm trăng tròn, biểu trưng cho sự sum vầy, đoàn viên và hy vọng.

Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau
Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau

Ngoài ra, Tết Trung thu cũng gắn liền với nhiều phong tục tập quán, trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. Đồng thời, lễ hội là dịp để mọi người giao lưu, gặp gỡ, tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng.

Dù mang ý nghĩa nào, Tết Trung thu vẫn là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt Nam, cần được giữ gìn và lan toả!

Hướng dẫn chuẩn bị mâm quả Tết Trung thu 2024

Vào ngày rằm tháng tám hằng năm, người dân Việt Nam thường làm lễ cúng trăng và cúng gia tiên. Việc chuẩn bị mâm quả Tết Trung thu không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp bên nhau.

Mâm quả Tết Trung thu đơn giản thường bao gồm 5 loại quả, với màu sắc đa dạng tượng trưng cho ngũ hành và thể hiện mong ước về sự an lành, may mắn, thịnh vượng. Tuỳ theo phong tục mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm quả khác nhau, cụ thể:

  • Miền Bắc: Mâm quả Trung thu thường bao gồm một nải chuối đặt chính giữa, cùng các loại quả khác như: đào, bưởi (hoặc phật thủ), quýt, hồng…được sắp xếp lên trên

  • Miền Trung: Mâm ngũ quả Trung thu miền Trung khá đơn giản với: mãng cầu, xoài, đu đủ, sung, chuối… 

  • Miền Nam: Người miền Nam thường bày trí mâm ngũ quả Trung thu cầu kỳ nhất trong 3 miền với nhiều loại quả khác nhau như: sung, xoài, dừa, mãng cầu, đu đủ… với mong muốn cầu nguyện về sự sung túc, đầy đủ.

Mâm cỗ quả là yếu tố không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu
Mâm cỗ quả là yếu tố không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu

Khi chuẩn bị mâm ngũ quả Tết Trung thu, bạn cần lưu ý: 

  • Lựa chọn trái chín, đẹp.

  • Không bày các loại thực phẩm khác lên.

  • Rửa trái cây sạch sẽ và để ráo nước trước khi bày để tránh bị úng, hỏng và mốc.

  • Không nên chọn những loại quả có gai hoặc có mùi hắc.

Mẫu tạo hình mâm ngũ quả Trung thu đơn giản mà đẹp

Dưới đây là một số mẫu tạo hình mâm ngũ quả đẹp và dễ thực hiện. Cùng tham khảo để có một mâm cỗ ấn tượng cho mùa trăng sắp tới nhé!

Tạo chú chó lông xù từ tép bưởi

Chú chó bưởi lông xù ngộ nghĩnh là điểm nhấn cho mâm ngũ quả thêm phần xinh xắn và hấp dẫn các em nhỏ. Để tạo hình chú chó bưởi, bạn cần chuẩn bị như sau: 1 quả đu đủ hoặc dưa hấu để làm thân chó, 1 quả cam hoặc táo để đầu chó, 3-5 quả bưởi loại tép dài, khô để làm phần lông xù, ớt, nhãn, tăm nhọn.

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Tạo hình chú chó bằng việc cắt vát đầu quả dưa và quả táo, nối chúng lại với nhau bằng xiên que. 

  • Bước 2: Cắt bằng phần đáy của quả dưa để chú chó được cố định về giữ thăng bằng. 

  • Bước 3: Tách múi bưởi sao cho phần tép bông lên rồi dùng tăm cố định trên thân chú chó.

  • Bước 4: Trang trí mắt bằng hạt nhãn, lưỡi bằng quả ớt và có thể thắt thêm nơ ở cổ chú chó bằng dây ruy băng.

Tạo hình chú chó bưởi xinh xắn tạo điểm nhấn cho mâm cỗ Trung thu
Tạo hình chú chó bưởi xinh xắn tạo điểm nhấn cho mâm cỗ Trung thu

Thuyền hoa quả

Trang trí mâm quả Trung thu với thuyền hoa quả là một cách khá đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Bước 1: Dùng dao cắt quả dưa hấu theo chiều dọc thành 2 phần không bằng nhau.

  • Bước 2: Dùng muỗng múc kem múc hết phần thịt dưa hấu.

  • Bước 3: Khoét một hình chữ nhật ở thành vỏ để tạo hình chiếc thuyền .

  • Bước 4: Cắt tỉa phần vỏ dưa hấu còn lại theo từng hình chữ nhật nhỏ và kết nối với nhau bằng xiên tre để tạo hình phần buồm.

  • Bước 5: cho phần thịt dưa hấu cùng các loại quả khác như mâm xôi, sim… vào lòng thuyền.

  • Bước 6: Cắm phần buồm đã tạo hình ở trên vào và gắn thêm 1 xiên tre vào mũi thuyền. 

  • Bước 7: Dùng dây nối ngọn cột buồm đầu tiên với mũi thuyền là sản phẩm được hoàn thiện.

Tạo hình thuyền hoa quả cho mâm cỗ Trung thu vừa đẹp vừa dễ thực hiện
Tạo hình thuyền hoa quả cho mâm cỗ Trung thu vừa đẹp vừa dễ thực hiện

Tạo hình chú nhím từ quả nho

Muốn tạo hình chú nhím từ quả nho để trang trí mâm quả Rằm Trung thu, bạn cần chuẩn bị một ít lê xanh, nho đen hoặc nho xanh và tăm tre nhọn hai đầu. Việc tạo hình nhím có thể tiến hành thực hiện đơn giản như sau: 

  • Bước 1: Gọt vỏ một nửa quả lê xanh để làm phần đầu của chú nhím.

  • Bước 2: Dùng một đầu tăm xuyên vào quả nho, đầu còn lại cắm vào quả lê. Cứ như vậy cắm kín toàn bộ phần bầu dưới của quả lê để làm lông nhím.

  • Bước 3: Trang trí mắt và mũi cho nhím bằng nho đen.

Tạo hình chú nhím từ quả nho vô cùng ngộ nghĩnh.
Tạo hình chú nhím từ quả nho vô cùng ngộ nghĩnh.

HoaBinh Events - đơn vị tổ chức trung thu trọn gói

Tết Trung thu đã trở thành một hoạt động thường niên không thể thiếu với hầu hết các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, trường học, cụm dân cư,... với nhiều hoạt động thú vị. Nhằm mang tới những chương trình Trung thu vui và bổ ích cho các em nhỏ, HoaBinh Events mang đến dịch vụ tổ chức Trung thu trọn gói với các hạng mục như:

  • Lên ý tưởng, xây dựng kịch bản chương trình. 

  • Cung cấp trang thiết bị sân khấu, âm thanh, ánh sáng, bàn ghế,...

  • Trang trí: backdrop, standee, bóng bay, mâm ngũ quả, quà tặng cho các bé,...

  • Cung cấp nhân sự: MC chị Hằng, chú Cuội, nhóm múa, nhóm nhảy, xiếc, ảo thuật, chú hề vặn bóng, mascot,...

Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, HoaBinh Events cam kết mang đến cho Quý khách hàng những chương trình Trung thu đầy ấn tượng với:

  • Kịch bản hấp dẫn.

  • Thiết bị hiện đại.

  • Nhân sự chuyên nghiệp.

  • Dịch vụ chu đáo.

  • Chi phí cạnh tranh.

HoaBinh Events cung cấp dịch vụ tổ chức Trung thu trọn gói.
HoaBinh Events cung cấp dịch vụ tổ chức Trung thu trọn gói.

Tổng kết

Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Trung thu và biết cách chuẩn bị mâm quả Trung thu đầy đủ nhất. Nếu bạn có nhu cầu tổ chức sự kiện Trung thu, đừng quên liên hệ với HoaBinh Events để được hỗ trợ tất tần tật từ khâu lên ý tưởng, chuẩn bị đến thực thi. Sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện của HoaBinh Events, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng và giá cả. Hãy sẵn sàng trải nghiệm Trung thu 2024 ấn tượng nhất cùng HoaBinh Events nhé!

HOABINH EVENTS - HOÀ BÌNH EVENTS GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0918.640.988

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com

151 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...