Lễ động thổ là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ động thổ

Lễ động thổ là nghi thức thờ cúng thần linh thổ địa quan trọng, được tổ chức trước khi tiến hành khởi công xây dựng công trình nhà ở, phân xưởng, nhà máy, tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại,... Trong bài viết này, HoaBinh Events sẽ cung cấp những thông tin bổ ích liên quan đến nguồn gốc và ý nghĩa của nghi lễ cúng động thổ, mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Lễ động thổ là gì? 

Theo quan niệm của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, trên mỗi mảnh đất đều có các vị công thần thổ địa cai quản. Khi doanh nghiệp xây dựng hay sửa chữa công trình chắc chắn sẽ có những tác động đến đất đai như đào, tháo dỡ, lấp,... gây ảnh hưởng đến công thần thổ địa và long mạnh. 

Chủ đầu tư và các vị đại biểu thực hiện nghi thức xúc cát động thổ công trình
Chủ đầu tư và các vị đại biểu thực hiện nghi thức xúc cát động thổ công trình

Do đó, doanh nghiệp cần phải trình báo về việc xây dựng, sửa chữa công trình với các vị thần linh thông qua lễ cúng động thổ. Ngoài ra, nghi thức này còn giúp doanh nghiệp cầu xin các vị thần phù hộ độ trì đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi, may mắn. 

Trong ngành xây dựng, lễ động thổ còn là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu quan trọng của dự án, công trình. Khi tổ chức lễ cúng động thổ, doanh nghiệp thường lồng ghép thêm thông điệp của dự án nhằm phục vụ cho các hoạt động truyền thông, quảng bá thu hút sự quan tâm từ chủ đầu tư, đối tác và các khách hàng tiềm năng. 

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng động thổ 

Lễ động thổ đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất nhiều năm về trước và có ý nghĩa quan trọng về mặt tín ngưỡng đối với người dân. 

Lễ động thổ bắt nguồn từ đâu?

Lễ động thổ đã có lịch sử hàng nghìn năm, bắt nguồn từ triều đại Hán (Trung Quốc) vào khoảng năm 113 trước Công Nguyên. Lúc bấy giờ, vua Hán Vũ Đế nhận thấy rằng triều đình chỉ tổ chức tục cúng tế trời mà không có nghi lễ tế bái địa nên bèn triệu tập quân thần lại để bàn về việc làm lễ hậu thổ. Mục đích chính của nghi thức này là cảm tạ, bày tỏ lòng thành kính với thần đất và cầu mong một năm mới đất đai tươi tốt, màu mỡ, giúp việc nuôi trồng của người dân thuận lợi, suôn sẻ, may mắn. 

Về sau, nghi thức cúng động thổ còn xuất hiện trong các hoạt động xây dựng. Khi có bất kỳ dự án xây dựng nào, từ nhỏ đến lớn, người ta thường tiến hành nghi thức cúng động thổ để xin phép và thông báo tới những vị thần linh thổ địa cai quản về sự thay đổi sắp tới cũng như cầu mong các ngài phù hộ quá trình thi công diễn ra thuận lợi, gặp nhiều may mắn. Các lễ vật được chuẩn bị để dâng lên thần linh trong lễ cúng bao gồm: nhang hương, rượu, vàng mã, mâm ngũ quả,...

Lễ vật được chuẩn bị để dâng lên các vị thần công thổ địa
Lễ vật được chuẩn bị để dâng lên các vị thần công thổ địa

Lễ động thổ Việt Nam có nguồn gốc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên, người Việt đã phát triển và điều chỉnh nghi lễ này để phù hợp với văn hóa, phong tục địa phương, từ đó tạo nên một bản sắc riêng. Ngày nay, nghi lễ cúng bái thần đất không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự kính trọng đối với các lực lượng siêu nhiên mà còn mang đến những lợi ích về kinh tế và truyền thông cho doanh nghiệp.

Ý nghĩa của lễ cúng động thổ trong thời đại hiện nay 

Lễ cúng bái thổ địa không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn mang đến nhiều lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Lễ cúng động thổ có ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh

Đây là nghi thức được thực hiện nhằm tôn vinh, thể hiện lòng thành kính và biết ơn của doanh nghiệp, chủ thầu với các vị thần bảo vệ vùng đất. Người ta tin rằng, việc thực hiện lễ cúng động thổ sẽ mang đến sự bình an, may mắn, xua đuổi điều xấu, thu hút điều tốt lành cho cả quá trình thi công công trình và các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp về sau. Nghi lễ cúng bái là cầu nối kết nối con người với những giá trị văn hóa tâm linh truyền thống mà ông cha ta đã duy trì từ bao đời nay. 

Ý nghĩa của lễ động thổ dưới góc độ kinh doanh

Thông qua sự kiện động thổ, doanh nghiệp thể hiện được tinh thần trách nhiệm trong việc cam kết hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, tạo dựng niềm tin, uy tín đối với khách hàng, đối tác và cộng đồng. Ngoài ra, tổ chức sự kiện động thổ còn là dịp để doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối với đối tác, khách hàng giúp mối quan hệ hợp tác ngày một ngắn kết và bền chặt hơn. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá dự án, thu hút sự quan tâm từ công chúng, truyền thông và các nhà đầu tư tiềm năng.

Quy trình tổ chức lễ động thổ 

Quy trình tổ chức sự kiện động thổ thường diễn ra theo trình tự như sau:

Lựa chọn thời gian và vị trí động thổ theo phong thủy 

Việc định ngày tốt, giờ tốt để tổ chức nghi lễ sẽ giúp doanh nghiệp, chủ thầu công trình gặp nhiều may mắn, tài lộc, tài vận hanh thông. Tùy thuộc vào tuổi, mệnh của chủ doanh nghiệp, các chuyên gia phong thủy sẽ lựa chọn ngày giờ tốt nhất để động thổ.  

Ngoài việc lựa chọn thời gian động thổ, lựa chọn vị trí động thổ cũng rất quan trọng. Theo quan niệm phong thủy, vị trí động thổ cần phải hợp với ngũ hành của chủ công trình để tạo ra sự cân bằng, hài hòa và may mắn cho cả quá trình xây dựng. 

Ban tổ chức bố trí và sắp xếp vị trí động thổ công trình
Ban tổ chức bố trí và sắp xếp vị trí động thổ công trình

Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ 

Tùy thuộc vào phong tục và tín ngưỡng của từng vùng miền mà đôi khi lễ vật cúng động thổ cũng khác nhau. Tuy nhiên, một mâm cúng động thổ công trình đầy đủ thường gồm những lễ vật sau: 

  • Gà trống luộc nguyên con hoặc heo sữa quay.

  • 1 đĩa xôi (có thể là xôi đậu xanh, xôi trắng hoặc xôi gấc).

  • Bộ tam sên gồm thịt heo luộc, trứng vịt luộc và 1 con tôm luộc.

  • Bánh kẹo.

  • Gạo tẻ.

  • Muối trắng.

  • 3 chén nước trà.

  • Rượu trắng hoặc nước trắng.

  • 2 cây đèn cầy.

  • 1 đĩa trái cây ngũ quả.

  • 1 bình hoa tươi (có thẻ chọn hoa lay ơn, cúc, cát tường, đồng tiền, hoa hồng,…).

  • Nhang.

  • Tiền giấy, vàng mã.

Doanh nghiệp cần chọn lễ vật cẩn thận để bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh, thổ địa. Bàn cúng lễ phải được trang trí đẹp mắt, đầy đủ đèn nến làm cho không khí trang trọng và linh thiêng. Các thành phần tham dự trong ngày động thổ công trình phải ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng nhằm thể hiện lòng thành kính với bề trên.

Chuẩn bị bài khấn động thổ 

Dưới đây là một bài văn khấn động thổ công trình chuẩn nhất mà doanh nghiệp có thể tham khảo để áp dụng. 

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Quan Đương niên.

Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Hôm nay là ngày…tháng… năm… tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa và lễ vật cúng dâng bày ra trước án. Ví tín chủ con khởi tạo (nếu “xây mới” thì đọc là “xây mới”, “cất nóc” thì đọc là “cất nóc”, nếu “xây cổng” thì đọc là “xây cổng”, nếu tu sửa phương nào thì đọc rõ “tu sửa phương…” đó…) công trình ở địa chỉ:... ngôi… để làm nơi…(nêu ra mục đích của công trình). Nay tín chủ con chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc, xây cổng, sửa chữa …).

Tín chủ con có lòng thành chuẩn bị lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản Cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này. Xin mời các vị tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật! 

Chuẩn bị trang thiết bị, vật dụng 

Trang thiết bị trong tổ chức sự kiện là tất cả các dụng cụ, máy móc hỗ trợ ban tổ chức trong khi chương trình diễn ra. Tùy thuộc vào quy mô sự kiện lớn hay nhỏ thì số lượng các thiết bị, vật dụng cần dùng cũng khác nhau. 

Đối với chương trình lễ động thổ, ban tổ chức cần chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ như: nhà bạt, khung dựng nhà bạt, thiết bị âm thanh ánh sáng, màn hình LED, backdrop trang trí, tiểu cảnh chụp hình, dụng cụ phục vụ tiệc, bàn ghế,...

Những lưu ý khi tổ chức sự kiện động thổ cho công trình

Sự kiện dù lớn hay nhỏ đều để lại được dấu ấn nhất định trong lòng khách mời tham dự. Vì thế, nếu doanh nghiệp không nắm được những lưu ý cần biết khi tổ chức sự kiện động thổ thì rất có thể chỉ vì một sơ suất nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến cả chương trình. 

  • Lưu ý khi chọn thời gian tổ chức: Lễ cúng động thổ cần được tiến hành vào những ngày và giờ tốt (ngày giờ tốt được chọn theo âm lịch). Ngoài ra, doanh nghiệp nên cân nhắc thêm yếu tố chọn ngày tổ chức lễ cúng động thổ phù hợp với khách mời để giúp họ có thể thuận lợi tham gia sự kiện. 

Sự kiện động thổ được tổ chức bên ngoài trời
Sự kiện động thổ được tổ chức bên ngoài trời
  • Không được chuẩn bị thiếu bất kỳ lễ vật cúng bái nào: Trước khi thực hiện nghi lễ cúng, ban tổ chức cần kiểm tra lại xem đã đầy đủ các vật dụng như mâm cúng, nến, hương, rượu và các loại thức ăn để dâng lên thần linh hay chưa. Nếu ban tổ chức thấy thiếu bất cứ vật lễ nào thì phải tìm cách bổ sung cho đầy đủ. 

  • Tôn trọng phong tục, tập tục lễ bái ở từng địa phương: Lễ cúng động thổ là một nghi thức truyền thống, cần được thực hiện đúng quy trình và theo các phong tục địa phương. Các đối tượng tham gia lễ cúng cần mặc quần áo trang phục phù hợp, tỏ ra kính trọng, tôn trọng các thần linh, các vị cao tăng.

  • Chuẩn bị thêm các phương án dự phòng: Lễ cúng động thổ thường được tổ chức ngoài trời nên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố thời tiết. Doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm bạt, khung dựng bạt,... để phòng tránh trường hợp mưa bão hay nắng quá to. 

Trong đời sống hiện đại, bên cạnh những lợi ích thực tế mà doanh nghiệp nhận được khi tổ chức sự kiện động thổ, thì những giá trị văn hóa tín ngưỡng của nghi lễ động thổ cũng cần được doanh nghiệp bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Do đó, việc tổ chức sự kiện động thổ bài bản đầy đủ các bước là cách tốt nhất để gìn giữ nghi lễ truyền thống này cho các thế hệ con cháu mai sau. 

Với hơn 16 năm kinh nghiệm, HoaBinh Events cung cấp đa dạng các gói dịch vụ tổ chức sự kiện cho các chương trình khai trương, lễ khánh thành, lễ động thổ, lễ khởi công xây dựng,... đáp ứng mọi nhu cầu của quý doanh nghiệp. HoaBinh Events cam kết mang đến cho quý khách hàng những sự kiện ấn tượng, mới lạ mà vẫn đảm bảo giữ gìn được các yếu tố văn hóa truyền thống. 

HOABINH EVENTS - HOÀ BÌNH GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0918.640.988

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com

291 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...