Đạo diễn sự kiện và những điều không phải ai cũng biết

Đạo diễn sự kiện hiện đang là một ngành nghề thu hút bậc nhất với mức thu nhập cao và những quyền lợi hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng bản chất nghề này cũng như những vai trò, kỹ năng của đạo diễn sự kiện như thế nào. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về đạo diễn sự kiện qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về đạo diễn sự kiện từ A-Z

Đạo diễn sự kiện được hiểu khái quát nhất là người chịu trách nhiệm về sự thành công của toàn bộ sự kiện. Để tổ chức một sự kiện lớn cần rất nhiều người tham gia công tác sản xuất, mỗi người đảm trách vai trò, công việc khác nhau. Do đó, đạo diễn sự kiện là đầu mối gắn kết những con người ấy thành một khối, dẫn dắt họ làm việc theo định hướng sự kiện của mình. 

Mô tả công việc của đạo diễn sự kiện

  • Làm việc với đối tác, khách hàng 1 cách trực tiếp
  • Phối hợp với các bộ phận khác để lên kế hoạch tổng cho sự kiện
  • Sắp xếp nhân sự từ cấp độ quản lý đến cộng tác viên nhỏ nhất cho sự kiện
  • Tạo dựng mối quan hệ  với các đơn vị báo chí truyền thông
  • Xây dựng thương hiệu cho cá nhân và đơn vị công tác

Có thể nói, sự thành công hay thất bại của một sự kiện đều do đạo diễn sự kiện định hướng và quản lý.

Đạo diễn sự kiện là người quyết định sự thành công hay thất bại của chương trình

Đạo diễn sự kiện giữ vai trò quan trọng trong sự kiện

Những tố chất trở thành đạo diễn sự kiện

Dù là sự kiện lớn hay nhỏ, thì áp lực về sự thành công của sự kiện là điều mà đạo diễn sự kiện luôn mang trên vai từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc hoàn sự kiện. Đằng sau những ánh hào quang sân khấu hay nguồn thu nhập cao, đạo diễn sự kiện cũng có những buổi bỏ bữa cơm để kịp deadline, những đêm trằn trọc tìm kiếm ý tưởng sáng tạo…

Kinh nghiệm thôi là chưa đủ

Để gánh được trọng trách như vậy, người đạo diễn sự kiện phải có kinh nghiệm ít nhất  từ 5 năm trở lên thì mới đủ khả năng để vận hành một dự án sự kiện lớn. Tuy nhiên chỉ kinh nghiệm thôi vẫn là chưa đủ!

Bản thân đạo diễn sự kiện phải trang bị khối kiến thức đồ sộ về các thiết bị ứng dụng vào sự kiện như ánh sáng, âm thanh, sân khấu, màn hình,… Và vận dụng óc sáng tạo để suy nghĩ được tuyến diễn chương trình dựa trên những công nghệ đang có, cho thấy tính khả thi của nó thông qua kịch bản sự kiện.

Tóm lại, kinh nghiệm là những gì tích luỹ được trong những lần thử nghiệm trước. Nếu ngay từ những bước đầu tiên đã sai về tư duy, kiến thức chuyên môn, hệ thống và kỹ thuật thì kinh nghiệm ấy sẽ chỉ kéo dài chuỗi sai lầm chứ chẳng có ích gì. 

Đạo diễn sự kiện giống như một ngôi nhà vậy. Phần móng kiên cố thì dù có xây lên cao cỡ nào cũng không sợ bị đổ. Kinh nghiệm được bắt nguồn từ chuyên môn chuẩn xác sẽ thúc đẩy cơ hội thăng tiến của người đạo diễn sự kiện, giúp họ thỏa sức sáng tạo với tổ chức sự kiện.

Kỹ năng mềm bổ trợ

Để trở thành đạo diễn sự kiện cần có các kỹ năng mềm bổ trợ

Đạo diễn sự kiện cần trang bị các kỹ năng mềm

Dù ở vị trí nào nào chăng nữa trong ngành tổ chức sự kiện, ai cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm. Đặc biệt đối với đạo diễn sự kiện, những kỹ năng mềm này sẽ mang lại cơ hội bứt phá lớn. Một số kỹ năng mềm mà người đạo diễn sự kiện cần có bao gồm:

  • Khả năng thấu hiểu tâm lý khách hàng, khả năng kết nối khách hàng
  • Kỹ năng đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện
  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng thuyết trình 
  • Kỹ năng viết
  • Kỹ năng quản trị rủi ro sự kiện
  • Kiến thức về marketing
  • Kiến thức thị trường
  • Kỹ năng quản lý ngân sách sự kiện

Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp những thông tin về nghề đạo diễn sự kiện bao gồm bản chất công việc và các yêu cầu kỹ năng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có kiến thức tổng quan về ngành đạo diễn sự kiện. Hành trình nào cũng luôn có chông gai, chỉ cần bạn vững tin vào định hướng của bản thân và cố gắng không ngừng nghỉ mỗi ngày, thì chắc chắn rằng bạn sẽ thành công trong công việc tổ chức sự kiện của mình.

237 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...