Nghệ nhân múa lân sư rồng - những người thắp lửa sự kiện

Thật khó hình dung khi sự kiện tết trung thu lại thiếu tiết mục múa lân sư rồng sẽ ‘thiếu lửa” như thế nào. Mà không chỉ vào dịp trung thu thôi đâu, hiện nay các doanh nghiệp tổ chức lễ khai trương, khánh thành, lễ hội…cũng thường thuê đoàn múa lân sư rồng về biểu diễn để gây ấn tượng. Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của nghệ thuật múa lân sư rồng cũng như công việc những nghệ nhân múa lân sư rồng nhé!

Nghệ thuật múa lân sư rồng

Hiện nay, múa lân sư rồng đã trở thành một môn nghệ thuật dân gian đường phố quen thuộc được yêu mến, nhất là các em nhỏ. Điệu múa này gắn liền với ba linh vật gồm lân, sư, rồng. Tùy từng loại hình sự kiện, các nghệ nhân múa lân sư rồng sẽ biểu diễn những bài phù hợp. 

Múa lân sư rồng đã trở thành một môn nghệ thuật dân gian đường phố được yêu mến

Điệu múa này gắn liền với ba linh vật gồm lân, sư, rồng

Nguồn gốc, ý nghĩa của tục múa lân sư rồng với các sự kiện

Múa lân sư rồng được bắt nguồn từ môn nghệ thuật múa dân gian đường phố ở Trung Quốc. Theo quan niệm dân gian Trung Quốc, bộ ba lân - sư - rồng tượng trưng cho sự phát đạt, thịnh vượng, hạnh phúc,... Khi văn hóa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam, tục múa lân sư rồng cũng từ đó mà rộng rãi hơn.

Múa lân sư rồng vào dịp Tết trung thu là một một phần kí ức tuyệt đẹp trong mắt bao thế hệ trẻ thơ. Vào những ngày rằm tháng Tám, khi những chiệc lồng đèn ngập màu sắc cũng là lúc đường phố nhộn nhịp với tiếng trống thùng thình vang lên mang lại những niềm vui cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Những chú lân là biểu tượng của lời cầu chúc mùa màng bội thu, xua điềm xấu kéo điềm may cho nửa năm khởi sắc. Vì thế cứ dịp Tết trung thu, sẽ có những chú lân sư rồng tưng bừng nhộn nhịp xuất hiện.

Tuỳ theo quan niệm của mỗi vùng miền, tục múa lân sư rồng có nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng bao quát nhất vẫn là mong ước bình an, may mắn, hạnh phúc và sự thịnh vượng. Do đó, múa lân sư rồng thường được biểu diễn vào các dịp lễ, tết lớn trong năm. Và hiện nay, các doanh nghiệp cũng thường lựa chọn tiết mục biểu diễn này trong các sự kiện trọng đại như khai trương khánh thành như một ngọn lửa khởi sắc may mắn, rực rỡ.

Bên cạnh đó, những bài múa lân sư rồng luôn đi kèm với hình ảnh ông Địa cầm quạt phe phẩy, luôn mỉm cười. Theo truyền thuyết, ông Địa là hiện thân của Đức Di Lặc, chính là người thuần phục quái vật. Ông Địa song hành cùng con lân đi ban phước lành đến cho mọi người với ý nghĩa tượng trưng cho quá trình cái ác được cảm hóa thành cái lành và thể hiện tình cảm sâu sắc giữa loài người và loài vật.

Múa lân sư rồng thường được biểu diễn tại các sự kiện, lễ hội trọng đại

Hiện nay, múa lân sư rồng xuất hiện tại nhiều sự kiện

Số lân biểu diễn và ý nghĩa không phải ai cũng biết

Bạn biết không, số lượng lân biểu diễn trong mỗi tiết mục cũng có ý nghĩa riêng của nó đó:

  • 2 lân cùng múa có nghĩa là song hỷ.
  • 4 lân là tứ hỷ.
  • 5 lân thì tượng trưng cho ngũ hành.
  • 7 lân là 7 sắc cầu vồng.
  • 9 lân biểu tượng cho sự thiêng liêng và tốt đẹp

Nghệ nhân múa lân sư rồng

Nếu ví tiết mục múa lân sư rồng trong sự kiện trung thu, khánh thành hay khai trương là những ngọn lửa khởi sắc ấn tượng thì nghệ nhân múa lân sư rồng chính là những người thắp lửa. Các động tác múa lân sư rồng đều đòi hỏi kỹ thuật cao, sự dẻo dai và sức chịu đựng tốt, mỗi bước múa phải thể hiện sự uy dũng, dứt khoát.

Để có một bài diễn lân sư rồng đẹp, các nghệ nhân cần có sự nỗ lực tập luyện trong khoảng từ một năm đến hai năm. Thực tế, hầu hết nghệ nhân múa lân sư rồng thường là những người luyện võ. Họ đã có nền tảng cơ bản nên chỉ cần tập luyện thêm để thế đi chuẩn và tập cách biểu diễn. Phần lớn các nghệ nhân đến với môn nghệ thuật này là do yêu thích. Vậy nhưng, để theo được nghề múa lân sư rồng, ngoài nhiệt huyết cũng đòi hỏi sức khỏe dẻo dai để thực hiện những động tác khó như leo trèo hay bay nhảy. 

Ngoài ra, nghệ nhân múa lân cần có lòng gan dạ, nhạy bén, kỹ năng xử lý tình huống nhanh để xử lý các sự cố ngoài ý muốn nhằm mang đến những màn biểu diễn ấn tượng, đẹp mắt.

Nghệ nhân múa lân sư rồng cần có sức khoẻ, lòng yêu nghề và kỹ năng xử lý tình huống

Nghệ nhân múa lân sư rồng cần yêu nghề và có sức khoẻ

Kết luận

Trên đây chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, nguồn gốc của nghệ thuật múa lân sư rồng cũng như ý nghĩa của nó trong tổ chức sự kiện. Để trở thành nghệ nhân múa lân sư rồng ngoài đam mê cần phải có nhiều yếu tố khác như sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự nhạy bén và đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống. Nếu quý khách đang cần tìm đoàn nghệ nhân múa lân sư rồng cho sự kiện của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết!

“HoaBinh Events - Chất lượng làm nên danh tiếng”

Chi tiết liên hệ:

Hotline/zalo/viber/whatsapp: 0939.311.911 - 0918.640.988

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Các chi nhánh:

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM 

Trang web: hoabinhevents.com/hoabinh-group.com

Email: info@hoabinhevents.com

504 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...