Lễ động thổ và cách chuẩn bị thủ tục theo đúng nguyên tắc

Việc xây dựng công trình có diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hay không phụ thuộc rất nhiều vào lễ động thổ. Vì thế nên bước chuẩn bị thủ tục làm lễ động thổ hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây HoaBinhEvents sẽ chia sẻ cho các bạn về một số cách chuẩn bị lễ vật cúng động thổ đúng chuẩn khi xây dựng công trình, dự án. 

Chuẩn bị kỹ càng những lễ vật cúng động thổ phù hợp

Khi gia chủ có kế hoạch tổ chức lễ động thổ hay cất nóc nhà, thì việc chuẩn bị những lễ vật để cúng bái là điều vô cùng cần thiết.

Tổ chức lễ động thổ cần chuẩn bị vật cúng bái kỹ càng và chu đáo

Khi gia chủ có kế hoạch tổ chức lễ động thổ hay cất nóc nhà, thì việc chuẩn bị những lễ vật để cúng bái là điều vô cùng cần thiết. Khi đó, chủ đầu tư cần chuẩn bị những loại lễ vật bao gồm: 

  • Bộ tam sinh: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng vịt luộc. 
  • 1 con gà trống.
  • 1 đĩa bánh chưng hoặc nếu không có thì có thể thay thế bằng 1 đĩa xôi.
  • 1 đĩa muối, 1 túi chè và 1 bao thuốc.
  • 1 bát gạo, 1 bát nước và một nửa lít rượu trắng. 
  • 1 bộ quần áo cúng các ngài Quan Thần Linh.
  • 1 bộ đinh vàng hoa và 5 bộ lễ vàng tiền. 
  • 5 chiếc oản đỏ, 5 lá trầu cùng với 5 quả cau. 
  • Mâm ngũ quả. 
  • 3 hũ nhỏ dùng để đựng muối, gạo và nước.
  • 9 bông hoa hồng đỏ.

Chọn lựa thời gian phù hợp và vị trí động thổ theo phong thuỷ

Có thể nói rằng yếu tố về chọn lựa ngày giờ và thời gian làm lễ động thổ luôn được cân nhắc một cách kỹ càng.

Cần lựa chọn ngày Hoàng Đạo để làm tổ chức lễ động thổ

Có thể nói rằng yếu tố về chọn lựa ngày giờ và thời gian làm lễ động thổ luôn được cân nhắc một cách kỹ càng. Thông thường, mọi người sẽ xem tử vi theo tuổi của chủ đầu tư dự án. Giờ làm lễ động thổ cũng vậy, cần xem giờ hoàng đạo và chọn ngày giờ tốt nhất gồm: Ngày Hoàng Đạo, ngày Sinh Khí, ngày Lộc Mã, ngày Giải Thần,... Ngoài ra, chủ đầu tư cần tránh các ngày xấu bao gồm: ngày Hắc Đạo, ngày Sát Chủ, ngày Thổ Cấm, ngày Trùng Tang, ngày Trùng Phục,...

Theo kinh nghiệm của ông cha ta để lại thì hễ gia chủ phạm phải những năm Kim Lâu hay Hoàng Ốc thì không được phép làm lễ động thổ xây dựng nhà cửa, công trình. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp đó thì gia chủ có thể mượn tuổi những người hợp mệnh với mình. Đồng thời gia chủ cần tránh mặt ở nơi cách xa nhà từ 50m trở lên trong quá trình diễn ra lễ động thổ tới khi lễ đã làm xong mới được trở về. Đây được xem là một trong số những điều cấm kỵ quan trọng trong ngày lễ động thổ. 

Những điều cần tránh khi tiến hành nghi thức làm lễ động thổ

Những điều cần tránh khi tiến hành nghi thức làm lễ động thổ

Lễ động thổ cần kiêng những điều cấm kỵ để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ

Khi tới giờ lành để tiến hành làm lễ động thổ, gia chủ cần phải sửa soạn các đồ lễ cúng trên một mâm cúng nhỏ dành riêng cho lễ động thổ. Đối với thủ tục làm lễ động thổ đào móng nhà, công trình, sau khi dọn xong mặt bằng, gia chủ cần phải đặt mâm lễ lên một cái bàn con ở giữa khu đất để đào móng. 

Về cách ăn mặc, gia chủ cần phải ăn mặc chỉnh tề khi tiến tới thắp đèn nhang kính cẩn vái lạy và đọc bài văn khấn động thổ. Sau khi đã cúng xong, ngon hương đã gần hết thì gia chủ có thể tiến hành hoá tiền vàng, đốt giấy bạc và rắc muối gạo xung quanh. Sau đó gia chủ tự tay cuốc xuống phần đất mấy nhát chuẩn bị đào móng rồi mới cho thợ đào lên. 

Một trong những lưu ý quan trọng đó là đối với riêng 3 hũ muối, gạo và nước thì gia chủ cần phải đem cất thật cẩn thận để sau này khi nhập trạch thì đem 3 hũ đó để trên bếp - nơi thờ các vị Táo Quân. Sau này cứ vào mỗi kỳ đổ mái hay đổ thêm tầng thì gia chủ cũng cần phải sắm các lễ vật tương tự để cúng bái.

Trên đây là những thủ tục làm lễ động thổ theo đúng nguyên tắc mà HoaBinhEvents muốn chia sẻ cho doanh nghiệp, công ty. Mọi thắc mắc về lễ động thổ và cách tổ chức sự kiện doanh nghiệp vui lòng liên hệ trực tiếp với HoaBinhEvents để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Chúc các bạn thành công. 

180 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...