Lễ cúng động thổ cần chuẩn bị như thế nào?

Trong ngành xây dựng, lễ cúng động thổ được xem là một nghi thức tâm linh quan trọng, không thể thiếu trong mỗi sự kiện động thổ công trình. Doanh nghiệp cần chuẩn bị lễ cúng động thổ chu đáo, cẩn thận để thể hiện được lòng thành kính với các vị thần đang cai quản trên vùng đất mà sắp có công trình được khởi công xây dựng. Vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì cho lễ cúng động thổ? Mời quý doanh nghiệp cùng HoaBinh Events theo dõi trong bài viết dưới đây. 

Lễ cúng động thổ có quan trọng không? 

Theo quan niệm của người Việt, trên mỗi mảnh đất đều có những vị thần thổ địa cai quản, do đó, trước khi doanh nghiệp thực hiện xây dựng công trình từ nhỏ đến lớn đều phải thông báo và xin phép ngài. 

Việc trình báo với thần thổ địa thông qua lễ cúng động thổ giúp đảm bảo sự an lành và thuận lợi cho doanh nghiệp trong suốt quá trình thi công. Ngoài ra, thực hiện lễ cúng bái động thổ còn là cách để doanh nghiệp thể hiện lòng biết ơn và sự tôn trọng với các vị thần linh. 

Doanh nghiệp tổ chức sự kiện động thổ với sự tham gia của đông đảo khách mời
Doanh nghiệp tổ chức sự kiện động thổ với sự tham gia của đông đảo khách mời

Ngày nay, việc tổ chức lễ cúng động thổ không chỉ là để giữ gìn, kế thừa những giá trị văn hóa tâm linh mà nghi lễ này còn giúp chủ doanh nghiệp cảm thấy an tâm và tin tưởng vào quá trình thi công công trình sẽ diễn ra suôn sẻ. 

Đồng thời, sự kiện động thổ cũng mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong việc kinh doanh, quảng bá hình ảnh thu hút sự chú ý từ phía khách hàng, đối tác. 

  • Thông qua lễ động thổ, doanh nghiệp quảng bá, thu hút được sự chú ý từ các đối tác, khách hàng đến với dự án, công trình tạo đề cho hoạt động kêu gọi vốn ở các giai đoạn sau thuận lợi hơn. 

  • Trong sự kiện lễ động thổ công trình thường có sự tham gia của đông đảo khách mời từ các cấp lãnh đạo địa phương cho đến đối tác khách hàng. Vì thế, đây chính là cơ hội tốt để doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ gắn kết và bền chặt với khách mời tham gia sự kiện.

Các bước chuẩn bị chi tiết cho nghi lễ cúng động thổ 

Cũng giống như các nghi lễ cúng bái khác, lễ cúng động thổ cũng cần được doanh nghiệp chuẩn bị thật kỹ lưỡng, bởi nếu xảy ra bất kỳ thiếu sót nào cũng là điều vô cùng kiêng kỵ. 

Bước 1: Chọn ngày lành tháng tốt cúng động thổ công trình 

Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc chọn ngày lành tháng tốt là “định việc chọn ngày, tùy nhân dụng sự”. Câu nói này mang hàm ý rằng, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của từng sự việc khác nhau và tuổi tác của từng người sẽ lựa chọn được ngày giờ tốt phù hợp. 

Ngày lành tháng tốt để cúng động thổ, khánh thành,... sẽ khác với ngày tốt để tổ chức lễ thành hôn. Ngày giờ tốt để chủ doanh nghiệp tuổi Mão, tuổi Sửu tổ chức lễ động thổ công trình sẽ không giống nhau. 

Lễ cúng bái thần thổ địa diễn ra vào ngày giờ hợp với tuổi của chủ doanh nghiệp mang đến nhiều may mắn cho quá trình xây dựng công trình, dự án
Lễ cúng bái thần thổ địa diễn ra vào ngày giờ hợp với tuổi của chủ doanh nghiệp mang đến nhiều may mắn cho quá trình xây dựng công trình, dự án

Do đó, nếu không am hiểu về các yếu tố phong thủy, doanh nghiệp nên đến nhờ cậy các chuyên gia phong thủy để chọn được ngày giờ tốt thực hiện nghi lễ động thổ. Việc lựa chọn ngày giờ đẹp cúng động thổ, phù hợp với chủ doanh nghiệp mang đến may mắn, tài lộc cho toàn bộ quá trình thi công công trình. 

Bước 2: Chuẩn bị mâm lễ cúng 

Mâm lễ cúng động thổ không nhất thiết phải quá cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy mà quan trọng nhất là ở lòng thành kính, thành tâm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mâm lễ phải đảm bảo có đầy đủ các vật lễ theo phong tục tập quán của từng vùng miền. Thông thường, mâm lễ cúng động thổ công trình xây dựng bao gồm những lễ vật sau: 

  • Một bộ tam sên: thịt luộc, tôm luộc và trứng luộc.

  • Một con heo sữa quay hoặc một con gà trống có chân, mỏ và thân màu vàng (có thể chuẩn bị cả hai).

  • Một cái bánh chưng, bánh hỏi hoặc một đĩa xôi.

  • Mâm ngũ quả: chuối, bưởi, hồng đỏ, lê, mận,... tùy vùng miền.

  • Hoa tươi.

  • Một chén muối, một chén gạo, một bát nước, một cốc rượu trắng, một bao thuốc lá và ba ly trà. 

  • Quần áo Quan thần linh.

  • Đinh vàng hoa, tiền vàng.

  • Trầu cau.

  • Nhang rồng phụng.

Mâm lễ vật cúng động thổ dâng lên các vị công thần thổ địa
Mâm lễ vật cúng động thổ dâng lên các vị công thần thổ địa

Doanh nghiệp tỉ mỉ, chỉn chu trong khâu chuẩn bị đồ lễ dâng lên ban thờ thần công thổ địa sẽ được các ngài chứng giám cho lòng thành kính và phù hộ độ trì cho quá trình xây dựng thuận lợi, suôn sẻ. 

bước 3: Chuẩn bị văn khấn

Chuẩn bị bài văn khấn là bước không thể thiếu trong quá trình doanh nghiệp chuẩn bị lễ cúng động thổ. Dưới đây là bài khấn động thổ công trình xây dựng chuẩn nhất mà doanh nghiệp có thể áp dụng: 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Quan Đương niên.

Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo. (động thổ công trình nhà xưởng, tòa nhà, khách sạn,...) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi… (công năng sử dụng của công trình về sau) . Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ. Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

4 Lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng bái thổ địa 

Dưới đây là một số lưu ý mà doanh nghiệp cần biết khi thực hiện nghi lễ cúng bái các vị thần thổ địa để có thể nhận được sự phù hộ độ trì từ các ngài, giúp cho quá trình thi công gặp nhiều may mắn và thuận lợi. 

Lưu ý khi chọn giờ cúng 

Thời điểm để tổ chức lễ cúng động thổ tốt nhất là vào buổi sáng, bởi đầy là khoảng thời gian có ánh sáng mặt trời, không khí trong lành và có nguồn năng lượng tích cực. Doanh nghiệp không nên thực hiện lễ cúng động thổ vào buổi tối, bởi theo quan niệm dân gian, vào thời điểm này, mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng các vị thần sẽ không thể lên dương gian để chứng kiến nghi lễ động thổ. 

Sử dụng hoa tươi để cúng thổ địa

Hoa được dâng lên cúng thần linh thổ địa phải là những bông hoa tươi rói, tròn đầy, có đủ cả hương lẫn sắc để thể hiện được lòng thành kính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng, không phải loại hoa tươi nào cũng phù hợp để đặt trong mâm cúng thổ địa. 

Một số loại hoa thường tượng trưng cho lòng thành kính và biết ơn các vị thần thường được sử dụng trong lễ cúng động thổ như: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa cúc vàng, hoa đồng tiền, hoa mẫu đơn,... 

Hóa vàng mã sau nghi thực hiện xong nghi lễ cúng thổ địa

Sau khi thực hiện xong các nghi thức cúng bái thổ thần, doanh nghiệp đừng quên nghi thức hóa vàng (đốt vàng mã) để gửi các vật phẩm như tiền bạc, quần áo và các vật dụng cần thiết đến các vị thần linh. Đây được xem là hành động bày tỏ lòng thành kính và sự quan tâm đối với các vị thần công thổ địa.

Vàng mã là vật lễ không thể thiếu trong mâm lễ cúng bái thần thổ địa
Vàng mã là vật lễ không thể thiếu trong mâm lễ cúng bái thần thổ địa

Người tham dự mặc trang phục lịch sự

Lễ cúng thổ địa là nghi lễ tâm linh và trang trọng, do đó, những người tham dự phải mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Áo dài tay, quần dài hoặc váy dài là những lựa chọn phù hợp, tránh mặc áo ba lỗ, quần short, hoặc váy ngắn.

Tạm kết

Thông qua bài viết này, HoaBinh Events đã cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin bổ ích để chuẩn bị lễ cúng động thổ. Để có thêm những kiến thức hữu ích liên quan đến việc tổ chức lễ động, quý doanh nghiệp đừng quên theo dõi những bài viết khác của HoaBinh Events nhé! Nếu doanh nghiệp có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình tổ chức sự kiện động thổ, hay cần thuê dịch vụ tổ chức lễ động thổ hãy liên hệ ngay hotline 0939.311.911 - 0913.311.911 để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tháo gỡ  kịp thời và đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất.

HOABINH EVENTS - HOÀ BÌNH EVENTS GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0913.311.911

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com

80 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...