Động thổ là gì? Ý nghĩa của lễ động thổ trong thi công, xây dựng

Trong thời đại hiện nay, ngoài những giá trị về mặt tinh thần, lễ động thổ còn có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy ý nghĩa của lễ động thổ trong thi công xây dựng là gì? Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị gì để có được sự kiện động thổ thành công, ghi được dấu ấn đậm nét trong lòng khách hàng? 

Ý nghĩa của lễ động thổ trong thi công xây dựng là gì?
Ý nghĩa của lễ động thổ trong thi công xây dựng là gì?

Động thổ là gì?

Động thổ là nghi lễ quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, được tổ chức với mục đích thông báo đến các vị thần linh thổ địa cai quản trên mảnh đất đó về việc sắp có công trình được xây dựng và cầu mong sự phù hộ độ trì từ các ngài để quá trình thi công thuận lợi, suôn sẻ. Gia chủ, chủ công trình tổ chức lễ động thổ xây nhà, tòa nhà, nhà máy,... vào ngày lành tháng tốt với đầy đủ lễ vật dâng lên các vị thần linh. 

Ý nghĩa lễ động thổ trong thi công, xây dựng 

Ông bà ta có câu “đầu xuôi, đuôi lọt” để diễn tả rằng sự khởi đầu đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành hay bại của một kế hoạch hay công việc nào đó. Trong ngành xây dựng, câu thành ngữ này cũng hoàn toàn đúng. Doanh nghiệp tổ chức sự kiện lễ động thổ thành công sẽ nhận được nhiều may mắn và thuận lợi trong quá trình xây dựng về sau. 

Vì thế, sự kiện đánh dấu những bước đi đầu tiên như lễ động thổ có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với doanh nghiệp. Trong phần tiếp theo, HoaBinh Events xin điểm qua 2 ý nghĩa chính của lễ động thổ mang đến cho doanh nghiệp, chủ công trình. 

Mang lại giá trị về mặt tinh thần 

Theo văn hóa tín ngưỡng của người Việt, trên mỗi mảnh đất đều có các vị thần linh cai quản và bảo vệ, trước khi làm bất kỳ điều gì có tác động đến đất đai cần phải xin phép thổ địa. 

Thực hiện nghi lễ động thổ giúp doanh nghiệp cảm thấy an tâm và phấn khởi
Thực hiện nghi lễ động thổ giúp doanh nghiệp cảm thấy an tâm và phấn khởi

Việc xin phép thần linh thổ địa trước khi xây dựng công trình giúp doanh nghiệp nhận được sự che chở và may mắn trong suốt quá trình thi công. Như vậy, nghi lễ động thổ tạo cảm giác an tâm và phấn khởi cho chủ doanh nghiệp, những người cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia vào dự án thi công, xây dựng này. 

Mang đến những giá trị thực trong hoạt động kinh doanh 

Chắc hẳn, có không ít lần bạn bắt gặp tin tức về sự kiện động thổ nhà máy, tòa nhà, chung cư, khách sạn,... trên tivi hay những kênh mạng xã hội khác. Đây được xem là cách thức truyền thông hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo được tiếng vang cho dự án và thu hút được sự quan tâm từ chủ đầu tư, đối tác, khách hàng. 

Tổ chức sự kiện động thổ thành công, doanh nghiệp nhận được những lợi ích sau:

  • Sự kiện động thổ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và thương hiệu, làm bàn đạp cho các chiến dịch marketing, quảng bá dự án về sau. 

  • Thông qua buổi lễ, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ - đây được xem là bước tiếp cận khách hàng tiềm năng đầu tiên. 

  • Tại sự kiện, doanh nghiệp gặp gỡ và kết nối với chủ đầu tư, đối tác, khách hàng từ đó tạo dựng mối quan hệ ngày càng gắn kết và bền chặt hơn. 

Các bước thực hiện nghi lễ động thổ trong xây dựng 

Tổ chức sự kiện động thổ trong xây dựng trải qua nhiều bước, giai đoạn khác nhau. Vậy làm sao để tổ chức được sự kiện thành công, mời quý doanh nghiệp cùng với HoaBinh Events tham khảo các bước cần làm để thực hiện nghi lễ này trong phần dưới đây.  

Bước 1: Xin giấy phép tổ chức từ cơ quan có thẩm quyền 

Doanh nghiệp được tổ chức lễ động thổ công trình khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện sau: 

  • Doanh nghiệp, chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện dự án được cơ quan có thẩm quyền bàn giao mặt bằng toàn bộ hoặc bàn giao mặt bằng theo từng giai đoạn.

  • Dự án đã được cơ quan chức năng phê duyệt theo đúng thẩm quyền và quy định.

Do đó, bước đầu tiền doanh nghiệp cần làm là chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để xin phép tổ chức lễ động thổ từ cơ quan có thẩm quyền. 

Bước 2: Chọn ngày giờ tổ chức sự kiện 

Đối với những sự kiện như lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành,... thì thời gian diễn ra chương trình là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi, sự kiện được tổ chức vào ngày giờ đẹp sẽ mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho doanh nghiệp. 

Ban tổ chức xem ngày giờ động thổ theo tuổi của chủ doanh nghiệp, công trình. Dựa vào tuổi thực tế của chủ doanh nghiệp, công trình, chuyên gia phong thủy sẽ đưa ra những phương án ngày giờ tốt nhất để tổ chức chương trình. Ngoài ra, khi chọn ngày giờ động thổ, ban tổ chức nên cân nhắc thêm yếu tố thời gian diễn ra chương trình có phù hợp với khách mời hay không để đảm bảo rằng số lượng người tham dự đông đủ nhất có thể. 

Bước 3: Lên kế hoạch chi tiết cho chương trình

Ban tổ chức cần dành nhiều thời gian và công sự để lên một bản kế hoạch chi tiết cho toàn bộ chương trình. Kế hoạch càng chi tiết thì các bước thực hiện về sau sẽ càng dễ dàng. 

Truyền thông trước sự kiện 

Việc truyền thông trước sự kiện mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: cung cấp thông tin chính xác, kích thích sự tò mò, mong muốn tham gia cho các đối tượng khách mời và thu hút sự chú ý từ dư luận. Các kênh truyền thông trước sự kiện mà doanh nghiệp nên khai thác bao gồm: fanpage, youtube, website và các kênh báo chí. 

Khảo sát mặt bằng và lên thiết kế 

Khảo sát mặt bằng tổ chức lễ cúng động thổ nhằm xác định tình hình thực tế của địa điểm, từ đó đưa ra phương án giải phóng, san lấp kịp thời. Đối với những khu đất rộng, ban tổ chức cần chuẩn bị thêm nhà vệ sinh di động. 

Ban tổ chức lên thiết kế 3D phân bổ các khu vực trong sự kiện như: cổng chào, khu vực nhà họp lễ, khu vực đón khách, khu vực sân khấu, khu vực phòng chờ VIP. Ngoài ra, trong giai đoạn này ban tổ chức cũng cần chốt được các thiết kế 2D cho các ấn phẩm: thiệp mời, băng-rôn, backdrop, standee, thẻ ban tổ chức, bảng biển dẫn đường,...

Đại diện doanh nghiệp, chủ đầu tư, khách mời đang thực hiện nghi thức xúc cát động thổ
Đại diện doanh nghiệp, chủ đầu tư, khách mời đang thực hiện nghi thức xúc cát động thổ

Lên danh sách khách mời

Ban tổ chức chốt danh sách, số lượng khách mời tham dự sự kiện. Trước ngày sự kiện diễn ra ít nhất 1 tuần, ban tổ chức tiến thành thông báo về sự kiện và gửi thiệp mời giấy hoặc thiệp mời online đến cho khách mời. 

Chuẩn bị mâm lễ cúng 

Chuẩn bị mâm lễ cúng đầy đủ lễ vật là cách để doanh nghiệp, chủ công trình thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với các vị thần linh thổ địa. Do đó, những lễ vật trong mâm lễ phải đảm bảo tươi ngon, đẹp mắt. Tùy thuộc theo phong tục địa phương, ban tổ chức chuẩn bị mâm lễ phù hợp để kính dâng lên thân công thổ địa. 

Tiến hành lắp đặt thi công trang thiết bị trong khu vựng tổ chức sự kiện 

Ban tổ chức cần thực hiện lắp đặt và thi công trang thiết bị phục vụ sự kiện trước ít nhất 3 ngày sự kiện diễn ra. Thời gian để hoàn thiện công đoạn này thường kéo dài khoảng 3 ngày, chi tiết: 

Ngày 1: Doanh nghiệp hoàn hiện các công việc như san lấp nền đất cho bằng phẳng, lắp đặt sàn sân khấu, phần khung, làm trần và rèm che. 

Ngày 2: Ban tổ chức tiến hành lắp đặt sân khấu, sắp xếp bàn ghế, quây khu vực VIP, cắm biển bảng hướng dẫn đường, trải thảm đỏ và setup hệ thống âm thanh, ánh sáng, làm hình led. 

Ngày 3: Ban tổ chức tổng duyệt toàn bộ các hạng mục biểu diễn, bài phát biểu của chủ doanh nghiệp, kiểm tra trang thiết bị âm thanh ánh sáng xem có hoạt động mượt mà không,... 

Lên phương án tiếp đón khách mời

Ban tổ bố trí nhân sự đảm nhiệm các vị trí tiếp đón khách, dẫn đường, cài hoa, dẫn khách mời vào đúng vị trí chỗ ngồi.

Kiểm tra, tổng duyệt chương trình 

Các hạng mục cần tổng duyệt bao gồm: 

  • Ban tổ chức tổng duyệt thứ tự các hạng mục diễn ra trong sự kiện. 

  • Ban tổ chức tổng duyệt kịch bản MC cùng người dẫn chương trình. 

  • Ban tổ chức tổng duyệt từng tiết mục văn nghệ biểu diễn trong sự kiện.

  • Ban tổ chức bố trí vị trí đứng của chủ doanh nghiệp và các vị đại biểu khi họ lên sân khấu thực hiện nghi thức xúc cát động thổ công trình.

Truyền thông sau sự kiện 

Doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng đến truyền thông sự kiện mà quên rằng ngay sau khi kết thúc sự kiện công tác này cũng cần được thực hiện. Việc truyền thông sau sự kiện giúp khách tham dự ghi nhớ sâu sắc hơn về sự kiện và gia tăng uy tín, vị thế của thương hiệu trong tiềm thức của khách hàng, đối tác. 

Kịch bản chi tiết cho ngày diễn ra sự kiện động thổ 

Dưới đây là mẫu kịch bản chi tiết cho ngày diễn ra sự kiện động thổ, HoaBinh Events mời quý doanh nghiệp tham khảo.

Phần 

Thời lượng

Nội dung công việc cần thực hiện 

Mở màn 

30 - 60 phút

  • Lễ tân và ban tiếp khách đứng tại các vị trí đón tiếp khách mời. 

  • Ban tổ chức đón khách và ổn định vị trí khách mời đồng thời người dẫn chương trình sẽ thông báo sự kiện sắp bắt đầu. 

  • Vũ đoàn trình diễn tiết mục mở màn như: trống hội, múa cánh chim,...

  • MC thông báo lý do, giới thiệu các khách mời đại biểu tham dự.

  • Đại diện chủ đầu tư (chủ thầu xây dựng) lên phát biểu khai mạc và giới thiệu về dự án.

  • Ban tổ chức trình chiếu video giới thiệu về dự án. 

Phần lễ 

60 - 90 phút 

  • Sau khi thầy cúng thực hiện xong nghi thức dâng lễ lên thần linh thổ địa, MC mời đại diện doanh nghiệp, chủ công trình và đại diện cơ quan chính quyền lên sân khấu để làm nghi thức động thổ xây dựng dự án.

  • Tùy thuộc theo mong muốn của doanh nghiệp, động thổ sẽ có các nghi thức khác nhau như xúc cát, bấm chuông khởi động hay cùng chạm tay màn hình led kích hoạt dự án,…

  • Kết thúc phần thực hiện nghi thức động thổ, các vị đại biểu ở lại trên sân khấu để chụp ảnh lưu niệm. Sau khi chụp xong, MC mời đại biểu trở lại vị trí chỗ ngồi.

  • Vũ đoàn múa lân sư rồng nhằm tạo bầu không khí sôi động và cầu mong sự may mắn, thịnh vượng trong quá trình xây dựng. 

Hoạt động bổ trợ 

60 phút

  • Sau khi chương trình múa lân sư rồng kết thúc, khách mời có thể dùng tiệc nhẹ và giao lưu kết nối với nhau. 

  • MC mời khách đi tham quan công trường. 

Kết thúc hoạt động và cảm ơn khách mời

30 phút

  • MC thông báo lễ động thổ công trình diễn ra tốt đẹp và cảm ơn khách mời tham dự. 

  • Lễ tân đứng tiễn và trao quà lưu niệm cho khách mời. 

  • Kết thúc sự kiện và cảm ơn khách mời

Tiết mục múa lân chúc mừng cho sự kiện động thổ
Tiết mục múa lân chúc mừng cho sự kiện động thổ

Tạm kết 

Lễ động thổ là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của một dự án. Sự kiện động thổ thành công không chỉ tạo được ấn tượng tốt trong lòng đối tác, khách hàng mà còn thể hiện được sự chuyên nghiệp, cam kết của chủ công trình trong quá trình thực hiện dự án đúng tiến độ. Do đó, nếu quý doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ động thổ xây dựng, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay của HoaBinh Events để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

Tại HoaBinh Events, chúng tôi mang đến cho doanh nghiệp những phương án tổ chức sự kiện tối ưu với mức giá cạnh tranh. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn cập nhật những xu hướng mới nhất nhằm mang đến cho quý khách hàng những ý tưởng sáng tạo, độc đáo tạo nên một sự kiện nổi bật và mang đậm dấu ấn riêng. 

 

HOABINH EVENTS - HOÀ BÌNH EVENTS GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0918.640.988

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com

167 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...