Cách sắm lễ động thổ đầy đủ và chi tiết nhất mà bạn nên biết
Sắm lễ động thổ là công việc cần phải chuẩn bị chu đáo và được thực hiện ngay trước ngày diễn ra buổi lễ. Bởi các lễ vật trong mâm lễ được dâng lên công thần thổ địa phải được đảm bảo là đẹp và tươi ngon nhất. Vậy mâm lễ động thổ bao gồm những vật lễ nào? Trong quá trình sắm lễ động thổ cần lưu ý gì? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của HoaBinh Events để có câu trả lời nhé.
Động thổ là gì?
Từ thời xa xưa, người Việt luôn tin rằng mỗi mảnh đất đều có các vị thần trú ngụ và cai quản. Khi gia chủ quyết định xây dựng, sửa chữa công trình thì chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến các vị thần thổ địa và long mạnh.
Do đó, trước khi tiến hành xây dựng công trình, gia chủ cần chọn ngày lành tháng tốt, chuẩn bị lễ vật phù hợp, làm lễ dâng lên các vị thần cai quản mảnh đất đó nhằm xin phép và cầu mong nhận được sự chấp thuận từ các ngài.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức lễ động thổ là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho các dự án, công trình sắp xây dựng. Nghi lễ này được tổ chức với đầy đủ các nghi thức truyền thống, mang nhiều ý nghĩa về mặt văn hóa tâm linh. Ngoài ra, lễ động thổ còn mang đến nhiều lợi ích trong việc kinh doanh như quảng bá, thu hút đầu tư từ các đối tác và khách hàng tiềm năng.
Cần chuẩn bị gì khi tổ chức lễ cúng động thổ?
Lễ động thổ là một nghi thức quan trọng trong xây dựng và cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là các công việc cần chuẩn bị trong lễ động thổ:
Chọn ngày giờ tổ chức lễ cúng: Theo phong thủy, việc chọn ngày giờ tốt để tổ chức lễ cúng động thổ mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho doanh nghiệp. Ngày giờ tổ chức lễ cúng động thổ phải phù hợp với tuổi của gia chủ, chủ doanh nghiệp.
Chọn khu vực diễn ra sự kiện và vị trí động thổ: Các công trình nhà máy, phân xưởng, tòa nhà,... thường có diện tích tương đối lớn. Do đó, doanh nghiệp cần bố trí, sắp xếp từng khu vực diễn ra các hoạt động trong sự kiện như: khu vực sân khấu, khu vực khách mời ngồi, khu vực đón tiếp khách,... Vị trí động thổ thường gần khu vực tổ chức sự kiện và hướng đào, quốc đất phù hợp với tuổi của chủ doanh nghiệp, chủ công trình.
Chuẩn bị công cụ dụng cụ phục vụ cho việc động thổ: Ban tổ chức chuẩn bị xẻng, cuốc, hoặc máy móc cần thiết để phục vụ cho việc động thổ.
Chuẩn bị mâm lễ cúng: Tùy thuộc vào vùng miền và loại hình công trình, doanh nghiệp chuẩn bị mâm lễ cúng gồm những vật lễ phù hợp. Khu vực đặt mâm lễ phải được sắp xếp trang trọng và đảm bảo không gian thoáng đãng, nghiêm trang.
Mời thầy cúng: Đối với những sự kiện như lễ động thổ, hầu hết các doanh nghiệp đều mời thầy cúng đến lễ bái, thành khẩn xin phép các vị thần cho phép được xây dựng công trình trên mảnh đất này. Thầy cúng là những người kết nối và giúp doanh nghiệp bày tỏ lòng thành kính đến với công thần thổ địa cũng như cầu mong sự phù hộ từ các ngài để việc xây dựng diễn ra thuận lợi.
Lên danh sách khách mời cho sự kiện: Ban tổ chức cần lên danh sách khách mời cho sự kiện để có phương án sắp xếp chỗ ngồi và tiệc nhẹ phục vụ khách tham dự.
Lên kế hoạch chi tiết các hoạt động diễn ra trong sự kiện: Ngoài việc thực hiện nghi lễ cúng bái thần đất, trong lễ cúng động thổ còn diễn ra hoạt động giải trí như biểu diễn văn nghệ, múa lân sư rồng,... nhằm thu hút sự chú ý từ khách mời.
Chuẩn bị, sắp xếp góc quay phim và chụp ảnh: Ban tổ chức giao nhiệm vụ quay phim, chụp ảnh cho những người có chuyên môn để có được những thước phim và bức ảnh đẹp phục vụ cho quá trình truyền thông.
Chuẩn bị một số phương án dự phòng cho các tình huống cụ thể: Doanh nghiệp cần lưu ý các tình huống phát sinh như thời tiết xấu hay sự cố kỹ thuật,... để có các phương án giải quyết phù hợp. Khi các công việc này được chuẩn bị kỹ lưỡng, lễ động thổ sẽ diễn ra suôn sẻ, mang lại sự may mắn và thuận lợi cho quá trình xây dựng công trình.
Các đồ lễ nên lựa chọn khi tổ chức nghi lễ động thổ
Có thể nói, việc sắm sửa mâm lễ vật cúng bái thần linh là một trong những phần quan trọng nhất khi chuẩn bị cho lễ động thổ. Bởi mâm lễ phản ánh được lòng thành kính của doanh nghiệp với các vị thần. Doanh nghiệp cầu mong sự bảo vệ và giúp đỡ từ các vị thần linh để quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ, không gặp trở ngại thông qua mâm lễ vật dâng lên các ngài. Điều này có ý nghĩa đặc biệt về mặt tinh thần cho doanh nghiệp vì xây dựng là một quá trình phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tùy thuộc vào tích chất, quy mô công trình và văn hóa vùng miền, mâm lễ cúng sẽ có đôi chút khác biệt.
Sắm lễ động thổ công trình (cúng mở móng, sửa chữa, cất nóc…)
Khi chuẩn bị lễ động thổ cho các công trình như cúng mở móng, sửa chữa, hay cất nóc, việc sắm lễ cần được thực hiện cẩn thận và đầy đủ để đảm bảo nghi lễ diễn ra suôn sẻ, trang trọng. Danh sách lễ vật cần chuẩn bị gồm:
-
Hoa quả.
-
Trái cây tươi ngon, đẹp mắt, thường là ngũ quả.
-
Hương, đèn, nến.
-
3 hoặc 5 cây nhang (hương).
-
2 cây nến hoặc đèn dầu.
-
Tiền vàng mã.
-
Tiền vàng mã, bao gồm tiền vàng, tiền bạc, quần áo giấy cho thần linh.
-
Trầu cau.
-
1 cơi trầu têm cánh phượng.
-
Gạo, muối.
-
1 đĩa gạo và 1 đĩa muối.
-
Rượu, nước, trà.
-
1 chén rượu trắng.
-
1 chén nước.
-
1 chén trà.
-
Mâm cơm.
-
1 con gà luộc.
-
1 đĩa xôi.
-
1 miếng thịt heo luộc (hoặc chân giò heo luộc).
-
Bánh chưng hoặc bánh dày (tùy vùng miền).
-
Một số món ăn khác tùy thuộc vào văn hóa và phong tục của từng địa phương.
Sắm đồ cho mâm lễ động thổ khởi công xây dựng công trình mới
Mâm lễ cúng cho công trình mới thường bao gồm nhiều lễ vật, được chuẩn bị kỹ lưỡng và có phần cầu kỳ hơn so với lễ động thổ các công trình cúng mở móng, sửa chữa, cất nóc,... Dưới đây là danh sách các lễ vật mà thường có trong mâm lễ động thổ khởi công xây dựng, mời bạn tham khảo:
-
Hoa quả.
-
Ngũ quả (5 loại trái cây tươi ngon, đẹp mắt).
-
Hương, đèn, nến.
-
5 hoặc 9 cây nhang (hương).
-
2 cây nến hoặc đèn dầu.
-
Tiền vàng mã.
-
Tiền vàng mã, bao gồm tiền vàng, tiền bạc, quần áo giấy cho thần linh.
-
Trầu cau.
-
1 cơi trầu têm cánh phượng.
-
Gạo, muối.
-
1 đĩa gạo và 1 đĩa muối.
-
Rượu, nước, trà.
-
3 chén rượu trắng.
-
3 chén nước.
-
3 chén trà.
-
Mâm cơm.
-
1 con gà luộc (có thể là gà trống, được bày nguyên con, đầu gà hướng ra ngoài).
-
1 đĩa xôi (xôi gấc hoặc xôi đỗ).
-
1 miếng thịt heo luộc (hoặc chân giò heo luộc).
-
1 đĩa tôm.
-
1 đĩa trứng (thường là trứng luộc).
-
Bánh chưng hoặc bánh dày (tùy vùng miền).
-
Một số món ăn khác tùy thuộc vào văn hóa và phong tục của từng địa phương.
Quá trình chuẩn bị để sắm lễ động thổ cần lưu ý gì?
Mâm lễ động thổ thường bao gồm rất nhiều loại lễ vật khác nhau, để tránh xảy ra tình trạng mua không đủ đồ lễ thì ban tổ chức nên chuẩn bị trước danh sách các món cần mua. Ngoài ra, những món lễ vật là hoa quả, trầu cau, gà luộc,... cần phải đảm bảo tươi ngon và đẹp mắt để thể hiện được lòng thành kính với thần linh thổ địa.
Lựa chọn lễ vật tươi ngon và đẹp mắt
Hoa quả: Thành viên trong ban tổ chức được giao nhiệm vụ sắm lễ phải chọn trái cây tươi ngon, không bị dập nát hoặc hư hỏng, quả có màu sắc tươi sáng.
Trầu cau: Ban tổ chức nên chọn những lá trầu xanh tươi, nếu có thể, hãy chuẩn bị một cơi trầu têm cánh phượng để thêm phần trang trọng
Lễ vật là đồ chín: Đối với những lễ vật là đồ chín đã qua chế biến, khi mua ban tổ chức nên chọn những cửa hàng chế biến thực phẩm uy tín, sạch sẽ để đảm bảo tươi ngon.
Hương, đèn, nến: Thành viên trong ban tổ chức được giao nhiệm vụ sắm lễ động thổ nên chọn mua loại hương, đèn, nến có chất lượng tốt để hương cháy đều và đèn, nến sáng lâu.
Tiền vàng mã: Người mua nên chọn loại tiền vàng mã, quần áo giấy và các lễ vật khác theo phong tục địa phương.
Gạo, muối: Ban tổ chức nên chọn loại gạo của vụ mùa mới nhất, để đảm bảo gạo có màu trắng tinh và muối sạch, không bị mốc hay lẫn tạp chất.
Rượu, nước, trà: Ban tổ chức nên mua loại rượu gạo trắng, nước tính khiết và trà khô có chất lượng tốt.
Đảm bảo đủ số lượng vật lễ
Trước khi buổi lễ diễn ra, ban tổ chức cần kiểm tra lại số lượng vật lễ nhằm đảm bảo đủ số lượng theo kế hoạch đã đề ra, không nên để thiếu hụt bất kỳ lễ vật nào. Trường hợp phát hiện thiếu hụt hay các loại vật lễ tươi bị hư hỏng, ban tổ chức cần nhanh chóng mua các món lễ tương tự để thay thế kịp thời.
Chọn vật lễ có kích thước phù hợp với bàn lễ
Để tránh các trường hợp đồ lễ quá nhiều hoặc quá ít so với không gian bày lễ, ban tổ chức nên chọn lễ vật có kích thước phù hợp. Hoặc ban tổ chức có thể sắp xếp bàn bày lễ có không gian rộng rãi phù hợp với số lượng vật lễ.
Bày trí lễ vật gọn gàng và đẹp mắt
Lễ vật cần được bày trí gọn gàng, ngăn nắp và đẹp mắt. Ban tổ chức có thể trang trí thêm hoa tươi để mâm lễ thêm phần trang trọng và đẹp mắt.
Chú ý đến phong tục tập quán của từng vùng miền
Trước khi lên danh sách mua vật lễ, ban tổ chức nên tìm hiểu về phong tục cúng bái tại địa phương. Các lễ vật được chọn phải phù hợp với phong tục địa phương, nên tránh các món lễ vật không phù hợp tập quán thờ cúng và tín ngưỡng tại nơi đó.
Hy vọng bài viết về chủ đề sắm lễ động thổ trên đây cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin bổ ích. HoaBinh Events mong rằng với những thông tin này doanh nghiệp có thể chuẩn bị được mâm lễ cúng động thổ đầy đủ vật lễ, thành kính dâng lên các vị thần. Trong quá trình lên kế hoạch tổ chức sự kiện động thổ, doanh nghiệp gặp phải bất kỳ khó khăn nào thì đừng ngần ngại, gọi ngay hotline: 0939.311.911 - 0913.311.911 của HoaBinh Events để được chúng tôi tư vấn giải pháp và dịch vụ tổ chức lễ động thổ phù hợp và tối ưu nhất.
HOABINH EVENTS - HOÀ BÌNH GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG
Hotline: 0939.311.911 - 0913.311.911
Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội
Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Email: info@hoabinhevents.com