Tìm hiểu tầm quan trọng của lễ cúng gác đòn dông và các lưu ý khi thực hiện

Khi công trình đi vào những bước hoàn thiện cuối cùng, việc thực hiện lễ cúng gác đòn dông là một bước cầu may vô cùng quan trọng, cần được tổ chức và thực hiện chỉn chu. Vậy lễ cúng gác đòn dông là gì và tầm quan trọng của buổi lễ này đối với gia chủ ra sao? Hãy cùng HoaBinh Events đi tìm lời giải đáp cho nghi thức truyền thống này ngay qua bài viết sau.

1. Ý nghĩa quan trọng của lễ cúng gác đòn dông

Lễ cúng gác đòn dông còn được gọi là lễ cất nóc hay lễ thượng lương
Lễ cúng gác đòn dông còn được gọi là lễ cất nóc hay lễ thượng lương

Lễ cúng gác đòn dông còn được biết đến là lễ cúng cất nóc hay lễ cúng thượng lương. Tên gọi xuất phát từ tập tục xa xưa, khi người dân xây nhà dùng mái ngói, cần phải gác đòn dông cố định mái. 

Ngày nay, mái ngói đòn dông đã không còn quá phổ biến, nên khi nhắc đến lễ cúng gác đòn dông cũng là ám chỉ nghi lễ cất nóc cho công trình. Nghi lễ này đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chủ nhà hay chủ đầu tư xây dựng bất kỳ công trình nào. Sở dĩ chủ nhà và chủ đầu tư rất xem trọng việc thực hiện lễ cúng gác đòn dông vì những lý do như sau:

  • Lễ cúng là một nghi thức giao tiếp với thần linh, nó thể hiện mong muốn, ước vọng của chủ nhà và chủ đầu tư về sự an toàn, thuận lợi suôn sẻ trong công việc và cuộc sống.

  • Đặc biệt, với những công trình xây dựng có quy mô lớn, lễ gác đòn dông còn đóng vai trò là lễ cầu may, cầu cho công việc của dự án diễn ra đúng tiến độ, thuận lợi như ý. Đồng thời, lễ cúng cũng gửi gắm mong muốn nhận được ơn trên, được chở che bao bọc giúp việc kinh doanh của chủ đầu tư gặp nhiều may mắn.

  • Ngoài ra, lễ cúng thượng lương trong truyền thống còn mang thêm ý nghĩa là lời cầu nguyện xin thần linh thổ địa, thổ công ở mảnh đất đó, xin cho gia chủ cùng chủ đầu tư được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện công trình. 

2. Bật mí những lưu ý quan trọng khi làm lễ cúng gác đòn dông

Là một trong những nghi lễ quan trọng khi thực hiện công trình, nên làm lễ cúng gác đòn dông phải thật chỉn chu và cẩn thận. Ngay sau đây là những lưu ý dành cho chủ nhà cũng như chủ đầu tư để thực hiện một buổi lễ chuẩn chỉnh và suôn sẻ nhất.

2.1. Chuẩn bị đầy đủ đồ lễ để cúng gác đòn dông 

Mâm cúng là phần vô cùng quan trọng trong lễ cúng gác đòn dông, bởi nó là minh chứng cho lòng thành của gia chủ hướng tới các vị thần linh, tổ tiên. Do đó, để buổi lễ diễn ra một cách suôn sẻ nhất, gia chủ cùng chủ đầu tư nên chuẩn bị lễ vật cúng gác đòn dông kỹ càng, các đồ lễ mỗi vùng mỗi khác, nhưng về cơ bản cần đầy đủ một số đồ như sau: 

Đồ cúng mỗi vùng mỗi khác nhưng cần đầy đủ một số loại cơ bản
Đồ cúng mỗi vùng mỗi khác nhưng cần đầy đủ một số loại cơ bản
  • Gà trống luộc - 1 con. 

  • Gạo và nước mỗi loại một bát.

  • Xôi và muối mỗi loại đĩa.

  • Nửa lít rượu trắng kèm theo một cây thuốc lá và chè.

  • Vàng mã gồm 1 bộ đinh vàng hoa, vàng tiền 5 lễ và quần áo mũ miện giày dép của thần linh đều phải màu đỏ có kèm kiếm trắng. 

  • Oản đỏ, trầu cau mỗi loại đều 5.

  • Có mâm ngũ quả gồm 5 quả tròn và đi kèm với 9 bông hồng đỏ còn tươi.

2.2. Các điều kiêng kỵ khi làm lễ cúng gác đòn dông nhà

Chuẩn bị mâm cúng với lễ vật cúng gác đòn dông chỉn chu là chưa đủ để buổi lễ cúng gác đòn đông nhà diễn ra thuận lợi. Gia chủ cũng như chủ đầu tư còn cần tránh một số vấn đề sau đây để buổi lễ đạt hiệu quả tốt nhất.

Kiêng làm lễ gác đòn dông vào ngày giờ xấu

Các việc đại sự như hiểu hỷ, khai trương hay ký kết, khởi công nói chung và lễ cất nóc, gác đòn dông nói riêng đều rất coi trọng việc chọn ngày. Người xưa quan niệm rằng chọn ngày hoàng đạo tốt lành, chọn giờ cát lợi thì sẽ tránh được những xui rủi không đáng có. 

Bởi vậy, trước khi thực hiện lễ gác đòn dông, gia chủ cần phải lưu tâm chú ý, tránh làm vào những giờ xấu ngày xấu ví dụ như: ngày tam nương, ngày thọ tử, ngày nguyệt kỵ và tận cùng với ngày Dương công kỵ nhật. 

Những ngày quá nặng âm khí không thích hợp làm các lễ để cầu may
Những ngày quá nặng âm khí không thích hợp làm các lễ để cầu may

Trong đó, ngày tam nương gồm những ngày như mùng 3, 7, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Ngày thọ tử bao gồm mùng 5, 14 và 23 còn ngày dương công kỵ nhật là các ngày 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11 và 19/12. Lưu ý tất cả các ngày này đều tính theo lịch âm. Những ngày cần tránh này đều thuộc vào các ngày âm thịnh dương suy, tháng cô hồn, xá tội vong nhân khá xui xẻo. 

Kiêng làm lễ vào ngày khắc tuổi của gia chủ hoặc chủ đầu tư

Để lễ cất nóc, cúng gác đòn dông diễn ra một cách thuận lợi tối đa, không chỉ cần tránh các ngày không may nêu trên, mà còn cần phải chọn ngày dựa trên tuổi và mệnh của chủ nhà một cách tỉ mỉ. 

Người xưa quan niệm chủ nhà đại diện cho tất cả mọi người trong nhà và mọi sự xảy ra với ngôi nhà hay công trình đó. Chính vì thế khi làm lễ gác đòn dông vào ngày khắc ngày xấu với tuổi của gia chủ sẽ làm giảm may mắn của cả buổi lễ.

Kiêng gác đòn đông chĩa vào không gian xung quanh

Việc kiêng gác đòn dông chia vào không gian quanh nhà là điều cơ bản phải tuân thủ khi thực hiện nghi thức này. Bởi lẽ, theo phong thủy truyền thống, trong quá trình diễn ra lễ cúng cất nóc, hai đầu của đòn dông phải được bao bọc bằng một tấm lụa đỏ thì mới may mắn. 

Thậm chí, đến ngày nay, trong các dự án xây dựng nhà ở hoặc biệt thự, khi làm mái hoặc lợp ngói, người ta vẫn thường xuyên sử dụng tấm thép để bao quanh và che chắn kín các đầu của đòn dông.  

Đòn dông luôn cần phải bọc vải đỏ đảm bảo tránh điều xui xẻo
Đòn dông luôn cần phải bọc vải đỏ đảm bảo tránh điều xui xẻo

Đặc biệt, các gia chủ cần phải lưu ý trình tự gác đòn dông trong lễ cúng phải được diễn ra sau nghi thức xin phép thần linh cùng gia tiên. 

Các gia chủ cũng cần lưu ý một điểm: Trước khi dựng Đòn dông cần thực hiện nghi lễ хin phép Thần Thánh, Gia tiên, Tiền Tổ…

Kiêng một số người tham gia

Có một số đối tượng cần phải kiêng đến lễ gác đòn dông đó là phụ nữ mang thai và những người nhà đang có tang. Theo quan niệm xưa, những người như vậy không phù hợp với việc cầu may đón lễ nên thường được khuyên tránh mặt tại buổi cúng cất nóc. 

Có như vậy, lễ cúng cất nóc mới có thể diễn ra một cách trơn tru nhất và đạt hiệu quả cao nhất theo quan niệm truyền thống.

3. Tạm kết về lễ cúng gác đòn dông

Trên đây, HoaBinh Events đã giới thiệu một cách chi tiết về lễ cúng gác đòn dông cũng như những lưu ý quan trọng để thực hiện buổi lễ một cách thuận lợi nhất. Đối với các công trình quy mô lớn, để buổi lễ được thực hiện chỉn chu nhất, chủ đầu tư nên lựa chọn các đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp hỗ trợ.

HoaBinh Events là sự lựa chọn hoàn hảo cho lễ cúng gác đòn dông
HoaBinh Events là sự lựa chọn hoàn hảo cho lễ cúng gác đòn dông

Với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp cùng hệ thống trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và 16 năm kinh nghiệm tổ chức các sự kiện lớn nhỏ trên khắp trong và ngoài nước, HoaBinh Events tự tin có thể trở thành đơn vị hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng. 

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tổ chức lễ gác đòn dông giá cả cạnh tranh, trọn gói tiện lợi từ A - Z từ khâu chuẩn bị đồ cúng, setup trang hoàng địa điểm tổ chức, cung cấp trang thiết bị loa đài cho buổi lễ cho tới việc dọn dẹp sạch sẽ sau khi kết thúc. 

Do đó, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc thực hiện lễ gác đòn dông, đừng ngần ngại gọi đến Hotline 0939.311.911 - 0913.311.911 để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của HoaBinh Events giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ.

Tham khảo thêm dịch vụ tổ chức lễ cất nóc tòa nhà 

HOÀ BÌNH GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0913.311.911

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com

302 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...