Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu và ý nghĩa của ngày lễ này là gì?

Đối với nhiều thế hệ người dân Việt Nam, Tết Trung thu là dịp lễ mang ý nghĩa quan trọng gửi gắm niềm tin, hy vọng về cuộc sống ấm no, an lành và hạnh phúc. Tết Trung thu trong mắt con trẻ là niềm hân hoan, vui sướng khi được rước đèn lồng, múa sư tử, vui nhảy múa hát ca, còn đối với người lớn đây lại là thời điểm hoàn hảo để đoàn tụ, sum vầy và thưởng thức những thức quà truyền thống. Trải qua hàng trăm năm, Tết Trung thu vẫn luôn là dịp lễ được mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi háo hức chờ đón mỗi dịp tháng 8 âm lịch. Ở bài viết này, hãy cùng HoaBinh Events tìm hiểu về nguồn gốc Tết Trung thu và khám phá những ý nghĩa tốt đẹp ẩn sâu bên trong dịp lễ quan trọng này nhé. 

Tìm lời giải đáp về nguồn gốc Tết Trung thu

Việc tìm hiểu nguồn gốc Tết Trung thu là cách người Việt Nam thể hiện lòng yêu nước, yêu văn hóa truyền thống của cha ông và tự hào với những phong tục, tập quán ý nghĩa của dân tộc. 

Cho đến thời điểm hiện tại, nguồn gốc Tết Trung thu đã được truyền miệng và ghi chép với nhiều nội dung khác nhau, có người nói rằng Tết trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc dưới thời vua Duệ Tông nhà Đường, các nhà khảo cổ thì tìm thấy những dấu tích của Tết Trung thu từ thời nhà Lý, nhưng cũng có sách báo nói rằng không có bất cứ một sử liệu nào ghi chép cụ thể về nguồn gốc của ngày lễ này. 

Nguồn gốc Tết Trung thu luôn là chủ đề được nhiều người yêu thích khám phá
Nguồn gốc Tết Trung thu luôn là chủ đề được nhiều người yêu thích khám phá

Bên cạnh đó, nhiều câu chuyện dân gian thú vị được truyền miệng ở Việt Nam từ thời xưa đến nay về Hậu Duệ hay sự tích Chú Cuội chị Hằng, cũng như các học thuyết phương Tây về sự giao thoa giữa mặt trăng và mặt trời cũng là những “gia vị” làm nên sức hấp dẫn ngàn đời của Tết Trung thu. Chính vì sự bí ẩn về nguồn gốc này lại càng khiến cho Tết Trung thu trở thành chủ đề nghiên cứu ưa thích những người đam mê văn hóa, lịch sử dân tộc.

Nguồn gốc ngày Trung thu từ Trung Quốc

Để giải đáp về nguồn gốc của ngày Tết Trung thu, chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về những giả thuyết kể trên, bắt đầu từ câu chuyện nguồn gốc của Tết Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc, cụ thể là từ thời Vua Duệ Tông, nhà Đường. 

Theo dân gian Trung Quốc kể lại, vào thời điểm tháng 8 âm lịch, lúc này không khí dễ chịu, trăng thanh gió mát, Vua Duệ Tông nhìn thấy trăng tròn vành vạnh nên nổi hứng dạo chơi ngoài thành. Trên đường đi, Vua Duệ Tông gặp một vị tiên giáng thế dưới hình dáng một một ông lão râu tóc bạc phơ phúc hậu. Vị tiên này hóa phép tạo thành một chiếc cầu bắc lên cung trăng. 

Vua Duệ Tông được dạo chơi, ngắm cảnh và sau khi trở về, vua luyến tiếc cảnh trăng thơ mộng, hữu tình, nhung nhớ mãi không thôi. Cũng chính vì cảm xúc này, Vua Duệ Tông đã đặt tên cho ngày mà mình có cơ hội du ngoạn ánh trăng là Trung thu, cũng mang ý nghĩa biểu tượng cho ngày 15/8 âm lịch - ngày giữa mùa thu. 

Nguồn gốc lễ Trung thu từ Việt Nam

Từ xa xưa, theo các báo cáo và phân tích của các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu đã xuất hiện ở Việt Nam và được người dân đón nhận như một dịp lễ quan trọng. Theo các dấu tích từ thời nhà Lý, hình ảnh Tết Trung thu Việt Nam còn lưu lại trên trống đồng Ngọc Lũ. 

Bên cạnh đó, tại chùa Đọi Sơn, trên các tấm văn bia năm 1121 thời nhà Lý, Tết Trung thu được tổ chức như một dịp lễ lớn với các hình ảnh rước đèn, đua thuyền và múa rối nước. Ở các đời vua tiếp theo, Tết Trung thu thậm chí còn được tổ chức với quy mô hoành tráng hơn, đặc biệt dưới thời Lê - Trịnh.

Nguồn gốc Tết Trung thu Việt Nam từ sự tích Chú Cuội
Nguồn gốc Tết Trung thu Việt Nam từ sự tích Chú Cuội

Ngoài ra, nói về nguồn gốc Tết trung thu, trong dân gian Việt Nam, tồn tại sự tích Chú Cuội - Hằng Nga để gợi nhắc về Tết Trung thu. Tương truyền có một chàng tiều phu hiền lành, tốt bụng tên là Cuội. Trong một lần vào rừng đốn củi, Cuội đã bắt gặp hình ảnh hổ mẹ cứu sống hổ con bị thương bằng một loại lá thần dược. Cuội nhanh chóng nhổ cây mang về nhà trồng làm thuốc cứu người. 

Không được bao lâu, vợ Cuội không may bị lũ giặc giết hại, Cuội dùng thần dược cứu được vợ nhưng tâm trí người vợ không còn được minh mẫn như xưa. Khi Cuội đi vắng, người vợ quên lời chồng dặn khiến cho cây thần bay mất. Cuội chạy về chỉ kịp bám vào rễ cây và bay lên cung trăng, từ đó cũng không thể quay trở về được nữa. 

Ở trên cung trăng, Cuội chỉ còn chị Hằng bầu bạn, cũng vì để vơi bớt nỗi cô đơn, vào tiết Trung thu mỗi năm, khi trăng tròn vành vạnh và sáng nhất, Cuội sẽ có thể nhìn xuống nhân gian để nhớ về người vợ và gia đình của mình. 

Đây là sự tích vô cùng thú vị và mở ra nguồn gốc Trung thu một cách gần gũi, mang đến nhiều bài học nhân văn về tình cảm gia đình, lòng thương người. 

Nguồn gốc ngày Trung thu dưới góc độ khoa học

Nhiều học thuyết nghiên cứu về mặt trăng và mặt trời cho rằng theo quan niệm Á Đông, mặt trăng và mặt trời giống như người vợ và người chồng. Mặt trăng sẽ chỉ “gặp” mặt trời vào mỗi tuần trăng dịp cuối tháng, thời điểm này mặt trăng sẽ tròn trịa, tỏa sáng và tiếp tục bước sang một chu kỳ trăng mới. 

Chính vì vậy mới xuất hiện Tết Trung thu. Ngoài ra, ở góc độ nền văn minh lúa nước ở các quốc gia châu Á, Tết Trung thu xuất hiện như một khoảng thời gian mùa mang bội thu, cây cối xanh tốt và mang đến những mùa vị trù phú cho người nông dân. 

Có thể thấy, nguồn gốc Tết Trung thu cực kỳ đa dạng và rất khó để có thể khẳng định được giả thuyết nào mới đúng là sự thật. Tuy nhiên, điều này cũng không quá quan trọng bởi dù nguồn gốc Tết Trung thu có bắt nguồn từ Việt Nam, hay Trung Quốc hay chỉ đơn giản là khoảng thời gian chuyển mình của thiên nhiên để dự đoán mùa màng dưới góc độ khoa học thì Tết Trung thu vẫn chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc và đáng quý. 

Ý nghĩa của Tết Trung thu

Sau khi đã tìm hiểu về nguồn gốc Tết Trung thu, chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu hơn vào ý nghĩa của Tết Trung thu để hiểu lý do vì sao dịp lễ này lại quan trọng và được mong đợi đến như vậy. Từ ngàn đời nay, Tết Trung thu luôn mang đến vô vàn ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi cá nhân, gia đình. 

Sự đoàn viên

Nhắc đến sự đoàn tụ, sum vầy là nhắc đến Tết Trung thu. Ngày lễ này là dịp để tôn vinh giá trị to lớn của tình cảm gia đình, tình cảm con cái đối với cha mẹ, ông bà. Giống như trăng tròn và trăng khuyết, trăng tròn là biểu tượng của sự quy tụ, kết nối, sâu xa hơn là sự đoàn viên của những người con xa quê hương về thăm gia đình. Còn trăng khuyết là biểu tượng của sự chia ly, lúc trăng khuyết cũng là thời điểm con cái sẽ tạm chia tay bố mẹ để đi làm ăn ở phương xa. 

Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ sum họp, gặp gỡ và trò chuyện cùng nhau về cuộc sống. Ở thời hiện đại, khi con người ngày càng bận rộn và ít có thời gian về thăm gia đình, Tết Trung thu chính là cơ hội để các thành viên bày tỏ sự yêu thương và quan tâm lẫn nhau. 

Tết Trung thu là dịp lễ để con cháu phương xa sum vầy gia đình
Tết Trung thu là dịp lễ để con cháu phương xa sum vầy gia đình

Gửi gắm hy vọng

Vì là dịp lễ xuất hiện từ thời xa xưa và gắn bó trực tiếp với nền văn minh lúa nước, nên ý nghĩa của Tết Trung thu còn là cách để người nông dân gửi gắm hy vọng vào mùa màng bội thu. Người xưa nhìn trăng có thể dự đoán được mùa màng, nếu như trăng tròn và có màu vàng thì năm đó người nông dân sẽ có khả năng trúng mùa tằm tơ, nếu trăng tròn nhưng có màu xanh thì khả năng năm đó sẽ mất mùa hoặc gặp thiên tai, dịch bệnh. 

Giá trị tâm linh

Bên cạnh những ý nghĩa về sum họp gia đình và gửi gắm hy vọng, Tết Trung thu còn mang ý nghĩa về tâm linh. Cụ thể, người xưa nhìn trăng tròn màu cam thì sẽ an tâm với dự báo đất nước sẽ phát triển, hùng mạnh và thịnh vượng. Bên cạnh đó, Tết Trung thu là dịp để người người, nhà nhà cầu bình an, may mắn và hướng đến mọi điều tốt lành nhất trong cuộc sống cá nhân, cuộc sống gia đình và công việc. 

Các hoạt động ý nghĩa trong ngày Trung thu

Sau khi đã hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, chúng ta hãy cùng khám phá các hoạt động thú vị trong dịp lễ này nhé. Mỗi khi Tết Trung thu đến, người người, nhà nhà, đặc biệt là trẻ em đều háo hức với vô vàn các hoạt động vui chơi, múa hát và phá cỗ ăn mừng. 

Nhiều hoạt động truyền thống được gìn giữ cho đến tận ngày nay và tiếp tục được phát huy như một phong tục tốt đẹp của dân tộc, có thể kể đến như rước đèn, múa lân, chơi các trò chơi dân gian, ngắm trăng hay bày mâm cỗ Trung thu. Tất cả các hoạt động đều khiến cho đêm Trung thu trở nên vô cùng ý nghĩa. 

Rước đèn

Hoạt động rước đèn thường là hoạt động dành cho các bạn trẻ. Các bậc phụ huynh sẽ chuẩn bị cho con của mình những chiếc đèn lồng thật đẹp, nhiều màu sắc sặc sỡ, cùng với nhiều loại đèn có thể phát ra tiếng nhạc và di chuyển để con trẻ có thể cầm đi rước quanh ngõ, xóm và mang đến trường vui Trung thu với bạn bè. 

Múa lân

Bất cứ gia đình nào, khi nghe thấy tiếng trống múa lân là sẽ ngay lập tức biết một mùa Tết Trung thu mới đã về. Múa lân theo quan niệm dân gian là hoạt động vô cùng ý nghĩa mang đến sự may mắn, phước lành cho gia chủ có lân vào nhà. 

Đội hình múa lân sẽ bao gồm ông địa, ba con thú là lân, sư và rồng với ba màu sắc khác nhau. Đi theo đoàn múa lân còn có đội trống cái lớn tạo nên những âm thanh hào hứng, vui tươi, thu hút mọi tầng lớp từ người lớn đến trẻ em chăm chú theo dõi. 

Các màn trình diễn của lân - sư - rồng luôn ấn tượng và có độ khó cao, chính vì vậy, ở một số địa phương, múa lân còn được gia chủ cho tiền để lấy may hoặc được thuê biểu diễn ở các sự kiện quan trọng. 

Múa lân là hoạt động đặc trưng và không thể thiếu trong Tết Trung thu
Múa lân là hoạt động đặc trưng và không thể thiếu trong Tết Trung thu

Thử sức với các trò chơi truyền thống

Đêm hội Trung thu chắc chắn không thể thiếu các hoạt động trải nghiệm những trò chơi dân gian như kéo co hay bịt mắt bắt dê. 

Thông thường, những hoạt động này sẽ được tổ chức tại các trường học hoặc theo cụm gia đình tại các nhà văn hóa. Những hoạt động này thu hút nhiều người tham gia và có phần thưởng là bánh kẹo, hoa quả sau mỗi lần chiến thắng. 

Thưởng thức bánh trung thu dưới ánh trăng

Phá cỗ trung thu là hoạt động vô cùng thú vị trong Tết Trung thu đối với mọi nhà. Sau khi đã sắp lễ dâng đêm Trung thu, thời điểm phá cỗ cũng là lúc cả gia đình quây quần. Bánh nướng, bánh dẻo tượng trưng cho mặt trăng là thức quà không thể thiếu trong mâm cỗ. Vào thời điểm này, mọi người sẽ cùng nhau ngắm trăng tròn, trò chuyện, chia sẻ với nhau, uống trà và thưởng thức vị ngọt thanh của bánh trung thu. 

Ngắm trăng và ăn bánh Trung thu là trải nghiệm ý nghĩa đối với mỗi gia đình
Ngắm trăng và ăn bánh Trung thu là trải nghiệm ý nghĩa đối với mỗi gia đình

Kết luận

Đối với người dân Việt Nam, Tết Trung thu vẫn luôn là cái Tết ý nghĩa và thiêng liêng được mong đợi nhất. Khi đã hiểu rõ về nguồn gốc Tết Trung thu thì chúng ta càng thêm trân trọng những ý nghĩa cao đẹp mà ngày lễ này mang lại. Nếu như bạn đang mong muốn tổ chức một buổi lễ mừng Tết Trung thu thật hoành tráng và đáng nhớ, thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với HoaBinh Events, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn một ngày Tết Trung thu ấn tượng sâu sắc và đẹp đẽ nhất. 

HOÀ BÌNH GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0913.311.911

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com 

92 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...