Tại sao Tết Trung thu còn có tên gọi là Tết đoàn viên?

Tết Trung thu là dịp lễ quan trọng mang ý nghĩa truyền thống cao đẹp được tất cả mọi người đều mong đợi mỗi khi mùa thu về. Tết Trung thu có rất nhiều tên gọi khác nhau, có thể kể đến như Tết thiếu nhi, Tết trông trăng hay Tết hoa đăng… Đối với mỗi lứa tuổi, Tết Trung thu lại mang một ý nghĩa khác nhau. Còn với những người con xa quê hương, Tết Trung thu là khoảnh khắc được trở về và đoàn tụ với người thân trong gia đình. Liệu đây có phải là lý do mà còn có tên gọi khác của Tết Trung thu là Tết đoàn viên hay không? Ở bài viết này, hãy cùng HoaBinh Events tìm hiểu lý do vì sao Tết Trung thu được gọi là Tết đoàn viên nhé.

Ngày Tết đoàn viên là ngày gì?

Tết đoàn viên là tên gọi khác của Tết Trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Tết đoàn viên thường đến vào nửa cuối năm, khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch - thời điểm bước vào giai đoạn giữa mùa thu. 

Tết đoàn viên là dịp để các thành viên sum họp sau khoảng thời gian xa cách

 

Theo quan niệm dân gian, Tết đoàn viên hay còn gọi là Tết trung thu là dịp để mọi nhà sắm sửa mâm cỗ với các thức quà đặc trưng của mùa thu để cảm tạ đất trời, thiên nhiên và cầu mong thần linh, tổ tiên trong gia đình ban cho những điều tốt đẹp về sức khỏe, công việc và tiền tài. Vào ngày này, có nhiều hoạt động thú vị được diễn ra, có thể kể đến như rước đèn, múa hát, múa lân, trông trăng, phá cỗ. Các hoạt động này đều chủ yếu dành cho các bạn nhỏ như một cách để nuôi dưỡng đời sống tinh thần trẻ thơ và nhắn nhủ cho thế hệ tương lai của đất nước về việc gìn giữ, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. 

Với người lớn, đặc biệt là những người đang đi học, đi làm hoặc sinh sống xa quê hương, Tết đoàn viên là dịp để các thành viên quay trở về với mái ấm nơi sinh ra mình để đoàn tụ với ông bà, bố mẹ. Tất cả sẽ cùng ngồi quanh mâm cỗ để thưởng thức các món ăn ngon, ngắm trăng, hỏi thăm lẫn nhau và chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống. Tên gọi Tết Trung thu là Tết đoàn viên ra đời cũng vì lý do như vậy. 

Ý nghĩa của Tết đoàn viên

Ở thời điểm hiện tại, khi cuộc sống dần trở nên hối hả và bận rộn hơn, mọi người ít có thời gian để ngồi lại với nhau và chia sẻ, bày tỏ những tâm tư, cảm xúc của mình. Nhất là những người phải sống xa quê hương, việc dành thời gian hỏi thăm sức khỏe bố mẹ, ông bà cũng không thể diễn ra thường xuyên. Ngược lại, với thế hệ trước, không phải ai cũng đủ rành công nghệ để dễ dàng liên lạc với con cháu của mình hay đủ sức khỏe để trực tiếp đến thăm nơi con cháu ở phương xa đang sinh sống và làm việc. Chính vì vậy, khái niệm Trung thu là Tết đoàn viên cũng vì thế mà ra đời. Dịp Tết đoàn viên là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng và ý nghĩa để mọi người có thể thu xếp công việc và cuộc sống riêng tìm về nguồn cội của mình. 

Tết đoàn viên là lúc các thành viên sum họp và trao yêu thương

 

Đối với các thành viên trong gia đình, Tết đoàn viên mang ý nghĩa của sự đoàn tụ. Đó là thời khắc mà các ông bà, bố mẹ và các anh chị em có thể cùng nhau ngồi quây quần bên mâm cỗ Trung thu, cùng ôn lại những kỷ niệm và bày tỏ tình cảm dành cho nhau. 

Những hoạt động trong ngày Tết đoàn viên

Tết Trung thu là Tết đoàn viên, chính vì vậy, các hoạt động diễn ra trong ngày này thường sẽ được những thành viên trong gia đình thực hiện cùng nhau để bày tỏ sự gắn kết và yêu thương trong cùng một nhà. Các hoạt động phổ biến trong Tết đoàn viên có thể kể đến như rước đèn, sửa soạn mâm cỗ, phá cỗ hay cùng nhau ngắm trăng. 

Rước đèn

Trong dịp Tết đoàn viên, rước đèn là hoạt động chính dành cho các bạn nhỏ trong gia đình. Thông thường, bố mẹ sẽ chuẩn bị đèn lồng cho các con từ vài ngày trước, hoặc những người thân từ phương xa trở về cũng sẽ mua các loại đèn lồng hiện đại, nhiều màu sắc và âm thanh thú vị để làm quà cho trẻ nhỏ trong gia đình. Trong đêm Trung thu, ông bà, bố mẹ sẽ cùng với các con đi rước đèn, tham gia các chương trình Trung thu đặc sắc và cùng các con xem múa lân. Đối với mỗi người, phong tục rước đèn là phong tục ý nghĩa, mang đến nhiều sự may mắn, bình yên và an lành cho mỗi gia đình. 

Sửa soạn mâm cỗ

Hoạt động này sẽ luôn do người lớn trong gia đình đảm nhiệm. Đây cũng chính là hoạt động thể hiện rõ nhất sự gắn bó và sum vầy của các thành viên trong gia đình, đúng với tên gọi Tết Trung thu là Tết đoàn viên. Vào ngày nay, người lớn trong gia đình sẽ mua những loại quả đặc trưng của mùa thu như ổi, bòng, bưởi, lựu hay quả thị để bày biện mâm cỗ. Bên cạnh đó, các loại bánh đặc trưng như bánh nướng, bánh dẻo hay bánh cốm cũng sẽ được bày trên mâm cỗ cùng với các loại đèn lồng, tò he trang trí cho thêm phần bắt mắt. Việc cùng nhau sửa soạn mâm cỗ giúp cho các thành viên trong gia đình gắn kết hơn, có nhiều khoảng thời gian để trò chuyện và làm tăng thêm tình cảm gia đình. 

Các thành viên gắn kết tình cảm gia đình trong mâm cỗ đoàn viên

 

Phá cỗ và trông trăng

Vào lúc trăng lên cao nhất và sáng nhất, cả gia đình sẽ ngồi quây quần bên nhau để cùng thưởng thức mâm cỗ Trung thu và ngắm trăng. Đây là lúc các thành viên trong gia đình được lắng lại cảm xúc của mình, trao yêu thương và kể cho con cháu nghe về nguồn gốc và những câu chuyện dân gian thú vị về Tết đoàn viên. 

Có thể thấy, đúng với tên gọi Tết Trung thu là Tết đoàn viên, mỗi độ thu về, những thành viên trong gia đình lại tụ họp và thể hiện tình yêu thương dành cho nhau. Hiểu được lý do vì sao tên gọi Tết đoàn viên ra đời càng khiến cho chúng ta yêu thêm ngày lễ lớn này của dân tộc. Nếu như bạn đang có nhu cầu tổ chức chương trình Tết đoàn viên dành cho người thân và gia đình, hãy để HoaBinh Events đồng hành cùng bạn để lưu giữ những khoảnh khắc hạnh phúc nhất với những người thương yêu. 

HOABINH EVENTS - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0918.640.988

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com 

146 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...