Rằm Trung thu rơi vào ngày nào trong năm?
Trung thu đã không còn xa lạ trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và được coi như một dịp Tết cổ truyền độc đáo được gìn giữ qua hàng trăm năm. Ở thời điểm hiện tại, nhắc đến mùa thu là ngay lập tức ai cũng sẽ nhớ đến rằm Trung thu và háo hức mong chờ được sum họp gia đình, ngắm trăng và thưởng thức những thức quà đặc trưng của mùa thu. Ở bài viết này, hãy cùng HoaBinh Events tìm hiểu kỹ hơn về rằm Trung thu và khoảng thời gian ngày Tết cổ truyền này xuất hiện hàng năm nhé.
Rằm Trung thu là ngày gì?
Ở nhiều quốc gia châu Á, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore hay Việt Nam, rằm Trung thu được xem như một trong số những lễ lớn của quốc gia. Thậm chí, ở nhiều quốc gia, người dân còn được nghỉ 3 ngày liên tiếp để ăn mừng Trung thu, đủ để thấy tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của dịp lễ này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, Tết Trung thu được coi là Tết cổ truyền mang đậm nét văn hóa và phong tục, tập quán của dân tộc. Mặc dù không có sử liệu nào ghi chép cụ thể về nguồn gốc của ngày rằm Trung thu, nhưng qua những câu chuyện dân gian được truyền miệng và những hình ảnh còn lưu lại trong các di tích thời xưa, qua bao thế hệ, chúng ta vẫn tự hào đã gìn giữ được phong tục đón Tết trung thu từ bao đời nay.
Ngày rằm Trung thu theo phong tục của người Việt Nam là ngày giữa mùa thu. Đây là thời điểm mà theo quan niệm thời xưa, khi nền văn minh lúa nước còn thịnh vượng, người nông dân gọi là rằm Trung thu để ý nhắc nhớ thời điểm thu hoạch mùa vụ. Điều đặc biệt là nếu thời tiết hài hòa, ổn định, ngày rằm Trung thu luôn là ngày mà mặt trăng lên cao nhất, tròn nhất, to nhất và sáng nhất. Rằm Trung thu ở thời nay chỉ đơn thuần là thời điểm mùa thu về, nhà nhà sum họp, cùng nhau phá cỗ và trông trăng. Rằm Trung thu trong mắt người lớn là thời khắc đoàn viên và hỏi thăm, gửi gắm yêu thương đến người thân yêu. Còn rằm Trung thu đối với trẻ em là thời khắc để vui chơi, rước đèn, phá cỗ và tô điểm thêm những ký ức đẹp đẽ cho tuổi thơ của mình.
Hoạt động nào được mong chờ trong rằm Trung thu?
Rằm Trung thu tháng 8 là thời điểm diễn ra vô số những hoạt động thú vị dành cho các bạn nhỏ. Mặc dù chỉ đến trong đúng 1 ngày, nhưng những hoạt động xoay quanh ngày rằm Trung thu đã có thể được tổ chức trước đó cả tuần, thậm chí là cả tháng. Các hoạt động nhận được sự hưởng ứng lớn từ người già đến trẻ em có thể kể đến như rước đèn, phá cỗ, múa lân và trải nghiệm các trò chơi dân gian để nhận thưởng.
Múa lân
Thời điểm trước rằm tháng 8 Trung thu khoảng 1-2 tuần, người người, nhà nhà sẽ nôn nao, háo hức với tiếng trống lân rộn ràng khắp nơi. Múa lân là hoạt động thú vị được mọi người chào đón với mục đích đón tài lộc, may mắn vào nhà. Gia chủ được lân ghé thăm sẽ có thể làm ăn thuận lợi, phát đạt và thịnh vượng, chính vì vậy, nghe tiếng lân ở đâu là ai nấy cũng đều vui mừng và hồ hởi. Ở Việt Nam còn có phong tục đốt đầu lân vào thời điểm chuyển giao giữa ngày rằm Trung thu và ngày tiếp theo. Theo quan niệm xưa, lân vào nhà để hút đi sự xui xẻo, chính vì thế, phải đốt đầu để tiễn “Ông Lân” lên trời.
Rước đèn
Hoạt động rước đèn cũng là hoạt động được các bạn nhỏ vô cùng yêu thích. Thông thường, người lớn sẽ mua đèn lồng cho trẻ em và vào đêm rằm Trung thu, các bạn nhỏ sẽ cùng nhau đi theo nhóm đến từng nhà với chiếc đèn lồng đủ màu sắc trên tay. Ở một số địa phương, thay vì rước đèn, còn có thể thả hoa đăng để gửi gắm các ước nguyện của mình.
Tham gia các trò chơi
Các trò chơi dân gian đặc biệt phổ biến trong ngày rằm Trung thu. Ở các doanh nghiệp hay các làng, xóm, cụm dân cư, các trò chơi dân gian được tổ chức với sự tham gia của đông đảo người chơi. Các trò chơi thú vị có thể kể đến như bịt mắt đập niêu, mèo đuổi chuột hay rồng rắn lên mây… Tất cả đều tạo nên bầu không khí vui vẻ cho những người tham gia.
Phá cỗ
Hoạt động phổ biến nhất và chắc chắn được yêu thích nhất trong đêm rằm Trung thu chắc chắn là phá cỗ. Thời điểm phá cỗ thường sẽ là khi các tiết mục văn nghệ, các trò chơi hay rước đèn kết thúc, mọi người sẽ quây quần lại và thưởng thức các đồ ăn đặc trưng của mùa thu. Bên cạnh đó, nhiều nơi còn tặng quà cho các bạn nhỏ trong đêm phá cỗ để tạo nên những kỷ niệm khó quên trong ngày lễ đặc biệt này.
Rằm Trung thu rơi vào ngày nào trong năm?
Từ xưa đến nay, rằm Trung thu đã được ấn định là ngày 15 tháng 8 âm lịch. Theo lịch dương, thời gian có thể sẽ khác nhau, nhưng vẫn luôn nằm trong khoảng từ nửa cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch.
Ở thời hiện đại, dường như mọi người không còn thói quen xem lịch âm. Tuy nhiên, để có thể sửa soạn một đêm Trung thu ấn tượng và trọn vẹn, các gia đình, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn đều sẽ phải xem rằm Trung thu sẽ rơi vào ngày nào từ sớm để lên kế hoạch chuẩn bị. Đối với các gia đình, mặc dù theo quy định của Việt Nam, rằm Trung thu không phải dịp nghỉ lễ đối với người lao động. Tuy nhiên, việc tìm hiểu trước ngày rằm Trung thu theo lịch dương sẽ giúp cho các gia đình lên kế hoạch du lịch và nghỉ dưỡng chu toàn hơn. Đối với các doanh nghiệp lớn, Tết Trung thu phải được xác định rõ ngày từ cách đó vài tháng để chuẩn bị quà tặng cho các đối tác, khách hàng cũng như lên kế hoạch tổ chức đêm phá cỗ cho cán bộ nhân viên.
Có thể khẳng định rằng, rằm Trung thu luôn là khoảng thời gian đẹp đẽ và đáng mong đợi đối với tất cả mọi người. Rằm Trung thu gắn kết tình cảm gia đình, làm giàu thêm đời sống tinh thần của mỗi người và tạo ra những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ cho trẻ thơ. Nếu như bạn đang muốn tổ chức một đêm rằm Trung thu ấn tượng, hãy để giao phó cho HoaBinh Events chúng tôi, đảm bảo rằng bạn sẽ có được một đêm Trung thu khó quên nhất.
HOABINH EVENTS - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG
Hotline: 0939.311.911 - 0918.640.988
Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội
Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Email: info@hoabinhevents.com