Phá cỗ Trung thu: Hoạt động thú vị và ý nghĩa đêm trăng tròn

Thời điểm ngày rằm tháng 8 cận kề cũng là lúc người người, nhà nhà, đặc biệt là các bạn nhỏ đều háo hức khi nghĩ về thời khắc phá cỗ Trung thu. Với người Việt Nam nói riêng và các quốc gia châu Á nói chung, Trung thu luôn được xem như lễ hội trăng rằm đầy ý nghĩa và chứa đựng nét văn hóa truyền thống cao quý của dân tộc. Phá cỗ Trung thu được xem như một hoạt động thú vị gắn liền với tuổi thơ của mỗi người, giúp gắn kết gia đình và mang lại không khí vui tươi, hạnh phúc cho con trẻ. Ở bài viết này, hãy cùng HoaBinh Events tìm hiểu kỹ hơn về phá cỗ Trung thu - hoạt động truyền thống đáng gìn giữ của người Việt. 

Phá cỗ Trung thu là gì?

Trên thực tế, không có một định nghĩa cụ thể nào về phá cỗ đêm Trung thu. Hoạt động này phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu và điều kiện tổ chức của từng gia đình hay từng làm xóm. Phá cỗ Trung thu thường sẽ được hiểu là hoạt động mà tất cả mọi người, bao gồm cả trẻ em và người lớn quây quần bên nhau chuẩn bị mâm cỗ với các thức quà Trung thu truyền thống. 

Thời khắc đêm Trung thu, khi không khí muôn nơi rộn rã với tiếng trống lân, người lớn sẽ cùng nhau ăn bánh, thưởng trà, ngắm trăng, trò chuyện về cuộc sống, công việc, còn trẻ con sẽ háo hức cầm đèn lồng chạy nhảy, nô đùa, tham gia các trò chơi hay múa hát văn nghệ.

Mâm cỗ tết Trung thu có gì đặc trưng?

Ở thời trước, mâm cỗ Trung thu tương đối đơn giản, chỉ có hoa quả đặc trưng của mùa thu, các loại trà và được trang trí bằng lồng đèn, đèn ông sao với nhiều màu sắc rực rỡ. Trẻ em ngày xưa có thú vui là tự làm đèn lồng bằng giấy và sử dụng nến đặt bên trong để cho đèn phát sáng, đây được coi là tập tục thú vị làm nên nét văn hóa đặc trưng của người phương Đông. 

Mỗi nhà sẽ có những cách sửa soạn mâm cỗ khác nhau, nhưng điểm chung sẽ luôn có quả hồng, quả lựu đỏ tươi, nải chuối chín vàng và trải bưởi căng mọng. Trong quan niệm của người xưa, quả hồng tượng trưng cho hy vọng, quả lựu tượng trưng cho may mắn, quả chuối tượng trưng cho bình an và quả bưởi tượng trưng cho những điều tốt lành. 

Mâm cỗ Trung thu mang nhiều ý nghĩa về sự may mắn và phước lành

 

Trải qua nhiều năm, ở thời điểm hiện tại, mâm cỗ Trung thu đã có sự phong phú hơn về số lượng so với trước đây, nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên được những thức quả đặc trưng của mùa thu. Với những gia đình hiện đại, các món ăn mặn được bổ sung thêm để mâm cỗ thêm đủ đầy. Ngoài ra, ở bất cứ đâu, trên mâm cỗ Trung thu cũng không thể thiếu được bánh dẻo và bánh nướng - loại bánh đặc trưng chỉ xuất hiện vào mỗi độ trăng tròn. Nhiều khu gia đình, nhà văn hóa còn thuê những nghệ nhân nặn bột hay nặn đất nung để tạo thành hình những nhân vật dễ thương được con trẻ yêu thích và trang trí cho mâm cỗ Trung thu thêm phần sinh động. 

Phá cỗ đêm Trung thu có ý nghĩa gì?

Phá cỗ đêm Trung thu được người dân Việt Nam thực hiện hàng năm mỗi độ rằm tháng 8 như một hoạt động gìn giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Việc sửa soạn mâm cỗ để chuẩn bị đón Trung thu là cách để con cháu trong gia đình thể hiện lòng thành kính đối với đất trời, thần linh và tổ tiên. Sửa soạn mâm cỗ và thắp hương trong đêm trăng tròn gửi gắm nhiều mong ước, hy vọng về sự may mắn, thành công, mọi việc suôn sẻ và hạnh phúc, thịnh vượng của mọi nhà. 

Bên cạnh đó, hoạt động phá cỗ Trung thu cũng mang nhiều ý nghĩa đối với trẻ em. Với những đứa trẻ nhỏ chưa hiểu được giá trị tâm linh, Tết Trung thu trong mắt các con chỉ đơn thuần là niềm háo hức được vui chơi, múa hát và được ăn các thức quà ngon lành. 

Ngoài ra, các gia đình cũng hay chuẩn bị quà Trung thu cho trẻ em để các con có được một đêm phá cỗ đầy phấn khởi và hân hoan. Phá cỗ Trung thu là dịp để người lớn và trẻ con quây quần sum họp, thể hiện tình cảm yêu thương đối với nhau và giúp tăng thêm sự gắn kết, yêu quý trong gia đình. 

Tổ chức phá cỗ Trung thu như thế nào?

Đối với người Việt Nam, Tết Trung thu có ý nghĩa quan trọng và cần phải được gìn giữ, phát huy ngàn đời, chính vì thế, việc sửa soạn tổ chức phá cỗ Trung thu cũng cần được thực hiện một cách chỉn chu, kỹ lưỡng và hoành tráng tùy theo số lượng người tham gia. 

Có rất nhiều hoạt động được diễn ra trong đêm phá cỗ Trung thu, có thể kể đến như rước đèn, múa lân, chơi các trò chơi truyền thống hay trang trí mâm ngũ quả. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng hoạt động thú vị trên để có thể tạo nên một đêm phá cỗ Trung thu đầy ý nghĩa nhé. 

Sửa soạn mâm ngũ quả

Việc chuẩn bị mâm cỗ trông trăng được xem như hoạt động đặc biệt ý nghĩa trong Tết Trung thu của người dân Việt Nam. Dù ở thời hiện đại, những thức quà mới có thể xuất hiện trên mâm cỗ, nhưng nét truyền thống vẫn được đảm bảo gìn giữ nguyên vẹn. 

Mâm cỗ có thể to hoặc bé tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi gia đình, nhưng chắc chắn phải đảm bảo có đầy đủ 5 loại quả là chuối, bòng/bưởi, na, hồng, lựu/ổi. Thi thoảng, có nhiều gia đình còn đặt thêm một vài trái thị trên mâm cỗ để tỏa hương thơm dễ chịu mang không khí mùa thu vào trong nhà. 

Sửa soạn mâm ngũ quả là hoạt động truyền thống trong dịp Tết trung thu

 

Nếu nhìn vào mâm cỗ Trung thu của người Hà Nội xưa, chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ ấn tượng với hình ảnh những quả bòng, quả bưởi được tỉa tót, trang trí thành hình con chó, con thỏ vô cùng cầu kỳ và bắt mắt. Xung quanh mâm cỗ sẽ các đèn lồng, đầu lân và đèn ông sao bằng giấy với nhiều màu sắc rực rỡ. Ngoài ra, nhất định không thể thiếu các thức bánh ngon ngọt như bánh cốm, bánh nướng, bánh dẻo và các loại trà truyền thống. 

Với mâm cỗ Trung thu hiện đại, mọi loại quả đặc trưng của mùa thu và các loại bánh truyền thống đều được gìn giữ nguyên vẹn. Bên cạnh đó, đã xuất hiện thêm bóng dáng của các loại hoa quả, kẹo bánh nhập khẩu trên mâm cỗ cũng như các loại đồ chơi hiện đại. Tuy nhiên, dù là mâm cỗ công phu hay đơn giản, tất cả đều vẫn mang ý nghĩa cao đẹp hướng đến thần linh, đất trời, tổ tiên và thể hiện sự biết ơn, trân trọng với những gì đang có. 

Mâm cỗ Trung thu thường được đặt ngoài trời, nhà nào có khoảng sân rộng sẽ đặt giữa sân. Nhiều gia đình thậm chí còn lưu giữ nét truyền thống vô cùng độc đáo, đó là đặt thau đồng đựng nước lên một góc bàn để mâm cỗ Trung thu, khi trăng lên, bóng trăng sẽ hiện rõ trên mặt thau nước. Đây cũng là cách ngắm Trăng thi vị của người xưa được gìn giữ cho đến tận bây giờ. 

Rước đèn và múa lân đêm Trung thu

Nhắc đến Trung thu thì không thể không nhắc đến hai hoạt động thú vị đó là rước đèn và múa lân. Đây được coi là hai tập tục ý nghĩa được người dân gìn giữ lâu đời. 

Rước đèn

Tết Trung thu bên cạnh các tên gọi phổ biến như tết trông trăng, tết đoàn viên thì còn có một tên gọi khác đó tết thiếu nhi. Cũng chính vì thế mà vào ngày này, người lớn trong gia đình sẽ sửa soạn mâm cỗ và mua rất nhiều đèn lồng trang trí vừa có thể để trưng trong nhà, vừa làm quà trung thu cho trẻ em. Nhiều gia đình còn treo đèn lồng trước cửa vào mỗi dịp Trung thu để bày tỏ mong ước may mắn và bình an. 

Rước đèn trong đêm Trung thu là hoạt động được trẻ em yêu thích

 

Rước đèn là cách mà các bạn nhỏ cầm các loại đèn lồng với màu sắc, hình dạng, chất liệu khác nhau và cùng nhau đi thành nhóm theo các đoàn lân, hay cùng đi đến các gia đình để vui chơi, phá cỗ và múa hát. Ở khu vực miền Nam, khái niệm rước đèn còn được hiểu là thả đèn hoa đăng xuống sông. Theo quan niệm của người xưa, chỉ cần viết ước nguyện lên đèn hoa đăng và thả trôi trên sông là có thể biến chúng thành hiện thực. 

Múa lân

Bên cạnh rước đèn, múa lân cũng là hoạt động không thể thiếu trong đêm trăng tròn tháng 8. Theo quan niệm truyền thống, múa lân mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua tan những tai ương, những bất hạnh và mang đến sự giàu có, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Biểu tượng lân - sư- rồng đều là đại diện cho sự hưng thịnh, thu hút tiền tài và vận may. 

Múa lân thường sẽ đi theo nhóm đông, các thanh niên khỏe mạnh sẽ cầm đầu lân to và theo sau là những thanh niên khác cầm đuôi, bên cạnh đó còn có ông địa và dàn trống cái lớn. Những người tham gia múa lân sẽ phối hợp nhịp nhàng để cùng nhau tạo nên những động tác múa ấn tượng, có độ khó cao, lắc lư theo đúng nhịp trống. Trong đêm Trung thu, đoàn múa lân đi đến đâu là trẻ con và người lớn đều háo hức và hoan hỉ đón vào sân nhà với hy vọng may mắn, tiền tài sẽ đến. 

Tặng quà Trung thu cho trẻ em

Trung thu cũng là dịp để các em nhỏ được tặng nhiều phần quá thú vị. Các món quà Trung thu không đặt nặng yếu tố vật chất mà chủ yếu là bánh kẹo, hoa quả và các loại đèn lồng, tò he hay các đồ dùng học tập dành cho con trẻ. Đây là dịp để bố mẹ, ông bà thể hiện tình yêu thương và gửi gắm hy vọng cho con cái của mình. 

Bên cạnh đó, tặng quà Trung thu cho trẻ em cũng là hoạt động ý nghĩa trong đêm phá cỗ Trung thu. Ở nhiều nhà văn hóa, cụm dân cư hay các tổ chức, công ty đều nhân dịp Trung thu để gửi những phần quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nhưng không ngừng nỗ lực học giỏi, biết vươn lên trong cuộc sống. Đây cũng là hành động mang ý nghĩa nhân văn cao cả trong dịp Tết Trung thu. 

Cùng nhau phá cỗ Trung thu

Chắc chắn đây là hoạt động được mong chờ nhất trong đêm Trung thu. Phá cỗ Trung thu là lúc tất cả thành viên trong gia đình, từ người già đến người trẻ quây quần bên nhau để ăn bánh, uống trà và kể cho nhau nghe những câu chuyện về cuộc sống, công việc của mình. Không khí ấm cúng này khiến cho Trung thu trở thành Tết đoàn viên, nơi con cháu dù ở xa cách mấy cũng sẽ quay trở về bên gia đình, ông bà, tổ tiên để sum họp.

Ảnh 4: Trung thu là dịp để mọi người sum họp và quây quần bên nhau 

Những hình ảnh phá cỗ Trung thu theo thời gian

Phá cỗ Trung thu là hoạt động ý nghĩa và thú vị được lưu giữ từ xưa đến nay. Hãy cùng nhìn lại các hình ảnh phá cỗ Trung thu theo thời gian để thấy được, ngày Tết Trung thu đóng vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta. 

Mâm cỗ đón Tết Trung thu thời xưa

 

Mâm cỗ đón Tết Trung thu ngày nay

 

Không khí đón Tết Trung thu ngày xưa

 

Không khí đón Tết Trung thu ngày nay

 

Những trò chơi Trung thu phổ biến

Có vô số những trò chơi thú vị và mang đậm nét truyền thống được diễn ra trong đêm phá cỗ Trung thu. Đây là dịp để trẻ nhỏ được trải nghiệm trò chơi dân gian và hiểu thêm về Tết Trung thu trong văn hóa của dân tộc. 

Bịt mắt đập niêu

Nhiều địa phương đặc biệt yêu thích việc tổ chức trò chơi bịt mắt đập niêu tại sân nhà văn hóa để trẻ em tham gia chơi và nhận thưởng. Trò chơi này có luật chơi đơn giản, thường được diễn ra theo hai hình thức, một là bố/mẹ bịt mắt cõng con, con sẽ là người chỉ đường đến niêu đất được treo phía trước mặt; hai là các bạn nhỏ sẽ bị bịt mắt và tự đi đến niêu đất; ai đập vỡ niêu đất trước, người đó sẽ giành chiến thắng. 

Trò chơi này thú vị và có thể dễ dàng tạo ra những tràng cười sảng khoái cho người xem vì người trong cuộc bị bịt mắt, đồng thời, nó cũng tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình. 

Bịt mắt đập niêu được tổ chức rộng rãi trong đêm Trung thu

 

Rồng rắn lên mây

Trò chơi rồng rắn lên mây chắc chắn không thể thiếu trong đêm phá cỗ Trung thu. Rồng rắn lên mây có thể chơi với số lượng người chơi lớn nên trẻ con vô cùng háo hức khi tham gia. Trò chơi này sẽ có một bạn nhỏ đóng vai đầu tàu, các bạn còn lại đứng thành hàng dọc bám vào vạt áo của người đứng trước. Một người đóng vai thầy thuốc, thầy thuốc sẽ trả lời bài vè rồng rắn lên mây và đuổi bắt các bạn nhỏ bám theo người làm đầu tàu. Nếu như rồng rắn đứt đoạn, người thầy thuốc sẽ giành chiến thắng. 

Mèo đuổi chuột

Trò chơi mèo đuổi chuột cũng là trò chơi dân gian được các bạn nhỏ vô cùng yêu thích. Trò chơi này đòi hỏi các bạn nhỏ phải khéo léo và hết sức nhanh nhẹn. Các bạn nhỏ sẽ nắm tay nhau tạo thành vòng tròn và giơ tay lên cao. Số lượng các bạn nhỏ càng đông thì vòng tròn càng lớn. Bên trong vòng tròn, 1 bạn sẽ đóng vai mèo và 1 bạn đóng vai chuột, mèo sẽ đuổi nhau với chuột trong vòng tròn cho đến khi bắt được chuột thì sẽ chiến thắng. 

Kết luận

Có thể thấy, phá cỗ Trung thu thực sự là hoạt động đầy thú vị và ý nghĩa đáng được gìn giữ ở mọi gia đình. Đây là dịp ông bà, bố mẹ và con trẻ gắn kết với nhau hơn, đặc biệt với con trẻ, chúng sẽ có thể lưu giữ được những kỉ niệm đẹp đẽ trong tuổi thơ của mình. Nếu như bạn cũng đang có mong muốn được tổ chức một đêm phá cỗ Trung thu ấn tượng, hãy để HoaBinh Events giúp bạn tổ chức một đêm phá cỗ hoàn hảo và khó quên.

HOABINH EVENTS - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0918.640.988

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com 

535 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...