Lý do vì sao múa lân trong đêm Trung thu không thể thiếu ông Địa?

Khi tiết trời chuyển sang thu và bắt đầu nghe thấy những âm thanh rộn ràng của tiếng trống lân, đó là lúc các gia đình đều biết rằng một dịp Tết Trung thu mới đang về. Đoàn múa lân đi đến đâu là từ người già đến trẻ nhỏ đều háo hức và reo mừng đến đó. Bên cạnh các linh vật như lân, sư, rồng, chắc chắn ai cũng đều ấn tượng với nhân vật ông Địa. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc ông Địa là nhân vật như thế nào, tại sao ông Địa lại xuất hiện trong các đoàn múa lân Trung thu và ý nghĩa của nhân vật đặc biệt là gì? Hãy cùng HoaBinh Events khám phá sâu hơn về hình ảnh ông Địa Trung thu ở bài viết này nhé. 

Ông Địa Trung thu là nhân vật như thế nào?

Trong tất cả các đoàn lân, không khó để nhận ra ông Địa. Thông thường, đây là nhân vật thu hút sự chú ý của trẻ con nhất, vì ông Địa luôn bày tỏ sự vui vẻ, ngộ nghĩnh và trêu đùa các bạn nhỏ với chiếc quạt phe phẩy trên tay. Ông Địa có thân hình to lớn, nổi bật là cái bụng phệ, đầu trọc, gương mặt hiền từ và miệng cười ngoác đến mang tai. Trên tay ông Địa luôn cầm một chiếc quạt và bước đi với dáng đi ngạo nghễ, lắc lư theo nhịp trống. 

Hình ảnh ông Địa trong văn hóa dân gian

Theo những câu chuyện xưa kể lại, cách đây hàng nghìn năm, nhân gian không được sống yên bình vì sự xuất hiện của con Lân. Mỗi năm, loài vật này lại xuống trần gian phá hoại mùa màng và bắt người ăn thịt. Khắp nơi, người dân đều lo sợ, ai oán và kêu than. Trước sức tàn phá của con Lân mà mùa màng và hoa màu của người dân cũng bị thất thu, tình cảnh chết đói xảy ra liên miên. Trước tình cảnh khốn cùng của người dân, Phật Di Lặc đã hạ phàm và hóa thành một ông lão có gương mặt tròn phúc hậu, bụng phệ và cầm quạt phe phẩy - hay còn gọi là ông Địa để cứu trần gian thoát khỏi tai ương. 

Ông Địa được khái quát trong những câu chuyện dân gian

 

Ông Địa có khả năng thu hút được sự chú ý của con Lân và nhử nó ăn loại cỏ tiên có tên là Linh Chi Thảo để cảm hóa loài vật hung dữ này. Từ khi ăn cỏ tiên ngàn năm, con Lân bỗng nhiên trở nên hiền lành, thuần tính và gần gũi hơn với người dân. Không những vậy, Lân bắt đầu yêu thích nhảy múa mua vui cho người dân. Sau khi cứu nhân độ thế, ông Địa cưỡi Lân mây bay về trời. Cứ thế hàng năm, ông Địa lại cưỡi Lân xuống trần gian để ghé thăm từng nhà và chúc phúc cho người dân. Cũng chính nhờ câu chuyện này mà mỗi vào mỗi dịp Trung thu, người người nhà nhà lại hân hoan mở cửa chào đón ông Địa Trung thu và đoàn lân, sư, rồng như một cách để mong cầu may mắn, phát tài phát lộc. 

Hình ảnh ông Địa trong đoàn múa lân thời nay

Ngày nay, không chỉ có hình ảnh ông Địa Trung thu, mà ở mọi sự kiện lớn khi có sự xuất hiện đoàn lân, sư, rồng đều sẽ luôn đi kèm với hình ảnh ông Địa. Chính vì vậy, các bạn nhỏ có thể nhìn thấy hình ảnh ông Địa một cách thường xuyên hơn, không cứ phải là dịp Trung thu, ví dụ như ngày lễ khai trương, ngày lễ khai giảng hay Tết Nguyên đán. 

Ông Địa có ý nghĩa như thế nào trong các tiết mục múa lân?

Từ câu chuyện dân gian xưa, chúng ta có thể phần nào hiểu được về ý nghĩa của ông Địa Trung thu trong các đoàn múa lân. Về khía cạnh giải trí, ông Địa luôn là nhân vật mang yếu tố mua vui với các hành động trêu chọc con Lân hay đùa giỡn với các bạn nhỏ, khuấy động bầu không khí của buổi múa lân. Về khía cạnh tâm linh, ông Địa còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đi những vận xui cho gia chủ. Ông Địa dẫn dắt đoàn lân đẩy đuổi âm khí, mang đến tài lộc, thịnh vượng, may mắn và sức khỏe cho tất cả mọi người. 

Ông Địa là biểu tượng của may mắn, tiền tài và thịnh vượng

 

Những sự kiện không thể thiếu ông Địa

Ngày nay, không chỉ múa lân Trung thu mới có ông Địa, mà nhu cầu của mọi người khi mời các đoàn múa lân cũng đa dạng thời điểm và tính chất tổ chức sự kiện hơn, ông Địa Trung thu có thể xuất hiện trong dịp như:

Ông Địa trong múa lân xuất hiện ngày càng nhiều ở các sự kiện quan trọng

 

  • Các buổi lễ khai trương cửa hàng, công ty

  • Các buổi lễ nhân dịp khánh thành một doanh nghiệp, một dự án,...

  • Các buổi lễ khai giảng bắt đầu một năm học mới 

  • Các sự kiện quảng bá sản phẩm

Dù các sự kiện có tính chất khác nhau, nhưng sự xuất hiện của ông Địa vẫn mang đến những ý nghĩa chung nhất, đó là đón đợi sự may mắn, thành công, thịnh vượng, gửi gắm hy vọng khởi đầu thuận lợi và xua đuổi những điều tà ma, tiêu cực trong cuộc sống. 

Kết luận

Với những thông tin kể trên, có thể khẳng định ông Địa là nhân vật không thể thiếu trong các màn biểu diễn múa lân không chỉ mỗi dịp Trung thu mà còn nhiều sự kiện quan trọng khác. Ông Địa Trung thu chính là biểu tượng truyền thống của sự may mắn, thịnh vượng mà tất cả mọi gia đình đều mong muốn có được. Nếu như bạn đang băn khoăn lựa chọn dịch vụ thuê đoàn múa lân cho sự kiện của riêng mình, hãy liên hệ với HoaBinh Events, chúng tôi đảm bảo sẽ cung cấp cho bạn những màn biểu diễn hoàn hảo nhất.

 

HOABINH EVENTS  - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG

Hotline: 0939.311.911 - 0913.311.911

Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội

Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email: info@hoabinhevents.com

289 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanhTư vấn nhanh
Hotline
ZaloMessenger
Đang xử lý...