Giao lưu văn hóa cồng chiêng - Gìn giữ bản sắc văn hóa Tây Nguyên
Cồng chiêng - di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận được xem là “linh hồn” của Tây Nguyên. Giao lưu văn hóa cồng chiêng không chỉ là những màn biểu diễn mãn nhãn, mà còn là cầu nối tinh thần giữa các cộng đồng, giúp các du khách hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số nơi đây.
Vài nét về văn hóa cồng chiêng
Cồng chiêng là gì?
Cồng chiêng là một nhạc cụ thuộc bộ gõ, được chế tác từ đồng thau. Loại nhạc cụ này có dạng hình tròn như nón quai thao, với đường kính dao động từ 20 - 60cm. Một số loại cồng chiêng có núm ở giữa, trong khi một số loại không có. Đây là nhạc cụ không chỉ xuất hiện trong các nghi lễ và lễ hội mà còn là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng hàng ngày của họ.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chính thức được tổ chức UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25/11/2008. Đây là di sản văn hóa thứ hai của Việt Nam được vinh danh sau Nhã nhạc Cung đình Huế.
Các cách đánh cồng chiêng
Cồng chiêng có hai cách đánh chính: một là sử dụng dùi và hai là đánh bằng cườm tay. Có hai loại dùi đánh chiêng chính là: dùi mềm và dùi cứng. Dùi cứng thường làm từ gỗ được đục tinh xảo, trong khi dùi mềm có thể làm từ gốc cây dứa dại hoặc dùng dùi cứng bọc lại bằng vải.
Mỗi loại dùi mang lại âm thanh khác nhau khi đánh cồng chiêng. Dùi mềm thường tạo ra âm thanh ngân vang, trầm ấm, hùng vĩ. Trong khi đó, dùi cứng khi va chạm với kim loại sẽ tạo ra âm thanh mạnh mẽ và mãnh liệt. Còn cách đánh bằng cườm tay lại tạo ra âm sắc xa xăm, bí ẩn, và trầm buồn.
Trong quá trình đánh cồng chiêng, việc kết hợp hai tay một cách nhất quán là cực kỳ quan trọng để tạo ra những giai điệu hoàn chỉnh. Tại các lễ hội giao lưu văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên, các giai điệu thường phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo giữa người chơi cồng. Điều này tạo ra một bài diễn tấu mạnh mẽ và đầy cảm xúc. Điểm đặc biệt của cồng chiêng là khả năng tạo ra sự đồng cảm và tập trung, khiến cho mọi người được hòa mình vào không gian âm nhạc và lan tỏa cảm xúc từ người này sang người khác.
Giao lưu văn hóa cồng chiêng được tổ chức ở đâu?
Lễ hội giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là sự kiện được tổ chức thường niên. Địa điểm tổ chức được luân phiên giữa các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Mục tiêu của lễ hội là quảng bá du lịch và văn hóa cồng chiêng cũng như văn hóa đặc trưng của từng tỉnh thành và dân tộc.
Tại đây, không gian lễ hội được trang trí đúng với sắc màu của các dân tộc, từ đó, phát huy giá trị truyền thống đặc biệt của vùng đất Tây Nguyên. Mỗi năm, lễ hội cồng chiêng kết hợp cùng với các nghi lễ, lễ hội đặc trưng của từng vùng, góp phần tạo nên một không gian lễ hội sinh động, đa dạng, thu hút sự quan tâm của du khách đến khám phá và trải nghiệm.
Ngoài ra, giao lưu văn hóa cồng chiêng còn được tổ chức ở một số địa phương khác trên cả nước, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... Đây là hoạt động góp phần giới thiệu văn hóa Tây Nguyên đến với đông đảo người dân và du khách trong nước và quốc tế.
Các chương trình tại lễ hội giao lưu văn hóa cồng chiêng
Các Lễ hội giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thường được tổ chức định kỳ để giới thiệu và quảng bá văn hóa truyền thống đến du khách. Lễ hội thường bắt đầu bằng một phần giới thiệu về buôn làng và văn hóa tập quán của cộng đồng bản địa. Phần quan trọng nhất của lễ hội là nghi lễ cầu thần lửa, khi mà lửa được đốt lên cùng với những lời cầu nguyện, mong muốn chương trình diễn ra trọn vẹn và may mắn đến với tất cả du khách.
Tiếp theo là các tiết mục biểu diễn, bắt đầu bằng điệu nhảy Wă kwằng, được các nam thanh nữ tú biểu diễn để ăn mừng và chào đón thần linh. Sau đó là điệu múa Mừng lúa mới, điệu múa A ráp mồ ô và nhóm múa Ngày hội rông chiêng, các tiết mục diễn ra vô cùng sôi nổi trong những bộ trang phục đa dạng màu sắc và những bài hát truyền thống. Điều này tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc và cuốn hút, đồng thời mang lại trải nghiệm đầy màu sắc và sôi động cho du khách tham gia.
Sau phần nghi lễ, du khách sẽ bước vào phần lễ hội, nơi họ sẽ được giới thiệu về cuộc sống gắn với núi rừng của người dân làng, cũng như về lịch sử và ý nghĩa của cồng chiêng, cùng với những lễ hội truyền thống như Đâm Trâu và lễ hội mừng lúa mới.
Tiếp theo, chương trình sẽ bao gồm phần giao lưu văn hóa, các du khách sẽ được tham gia đánh thử cồng chiêng dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Đây cũng là dịp để du khách hòa mình vào những điệu múa của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió.
Giá vé tham quan giao lưu văn hóa cồng chiêng
Tour giao lưu văn hóa cồng chiêng là một trong những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố Đà Lạt. Lễ hội cồng chiêng diễn ra hàng ngày tại xã Lát, huyện Lạc Dương, nằm dưới chân núi Langbiang huyền thoại.
Tham gia lễ hội cồng chiêng Đà Lạt, du khách sẽ được khám phá những nét đẹp truyền thống của người dân tộc K’Ho Lạch. Tận hưởng không khí của văn hóa truyền thống thông qua các màn múa, ca hát và nhạc cụ truyền thống của cư dân vùng cao. Bên cạnh đó, du khách cũng có cơ hội thưởng thức những đặc sản như rượu cần và thịt nướng, tạo ra một trải nghiệm đầy màu sắc và độc đáo.
Giao lưu văn hóa cồng chiêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số. Qua việc trao đổi, chia sẻ văn hóa, các dân tộc có cơ hội học hỏi và giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, từ các nghi lễ, lễ hội đến âm nhạc và múa cổ truyền. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm những thông tin về loại hình văn hóa đặc sắc này. Bạn có thể cập hoabinhevents.com để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
HOÀ BÌNH EVENTS - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG
Hotline: 0913.311.911 - 0939.311.911
Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội.
Đà nẵng: 217 Trần Phú, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Email: info@hoabinhevents.com